Đai nhiệt đới gió mùa | Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi | Đai ôn đới gió mùa trên núi | |
Độ cao | - Miền Bắc, trung bình từ khoảng 600 - 700 m trở xuống, - Miền Nam từ khoảng 900 – 1000 m trở xuống. | - Ở miền Bắc: từ độ cao khoảng 600 – 700 m đến 2 600 m, - Ở miền Nam từ khoảng 900 - 1000 m đến 2600m. | Từ 2 600 m trở lên (có ở dãy Hoàng Liên Sơn).
|
Khí hậu | Khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu hiện rõ: - tổng nhiệt độ hoạt động năm trên 7500°C, - mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C), - độ ẩm thay đổi tuỳ nơi. | Khí hậu mát mẻ: - tổng nhiệt độ hoạt động năm dao động từ 4 500°C đến 7 500°C, - mùa hạ mát (nhiệt độ trung bình tháng dưới 25°C), - mưa nhiều (trên 2 000 mm), - độ ẩm cao. | Mang tính chất ôn đới, - tổng nhiệt độ hoạt động năm dưới 4 500°C, - quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, - mùa đông nhiệt độ xuống dưới 5°C.
|
Đất | Đất có hai nhóm chính: - Nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng, bao gồm đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát,... - Nhóm đất feralit ở vùng đồi núi thấp, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá badan, đá vôi. | Do nhiệt độ giảm làm hạn chế quá trình phân huỷ chất hữu cơ => hình thành các loại đất feralit mùn (ở độ cao 600 - 700 m đến 1 600-1700 m), đất xám mùn trên núi (ở độ cao trên 1 600 – 1 700 m). | Đất chủ yếu là đất mùn núi cao.
|
Sinh vật | Gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp, mưa nhiều, ẩm ướt; các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa (rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng nhiệt đới khô,...); các hệ sinh thái khác phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt (rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất ngập mặn ven biển,...). | - Phổ biến là các loài cận nhiệt đới, xen kẽ một số loài nhiệt đới. - Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới như gấu, sóc,... | Thực vật ôn đới chiếm ưu thế như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam với rừng trúc lùn, rừng rêu mưa mù trên núi phát triển. |