Trong phản ứng khử oxit thì ta thấy cứ mỗi mol H2 sẽ phản ứng với 1 mol nguyên tử O tạo thành 1 mol nước. Nên số mol nguyên tử O trong oxit đúng bằng số mol của H2.
\(n_O=n_{H_2}=\frac{13,44}{22,4}=0,6\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_O=0,6.16=9,6\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_M=34,8-9,6=25,2\left(g\right)\)
Gọi số mol của kim loại trong phản ứng với HCl là: a
\(2M\left(\frac{0,9}{a}\right)+2aHCl\rightarrow2MCl_a+aH_2\left(0,45\right)\)
\(n_{H_2}=\frac{10,08}{22,4}=0,45\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M.\frac{0,9}{a}=25,2\)
\(\Rightarrow M=28a\)
Thế a lần lược các giá trị 1, 2, 3, .. ta nhaanjn a = 2 suy ra M = 56
Vậy M là Fe.
Gọi công thức oxit của Fe là FexOy
Theo như trên thì ta có khối lượng của O là 9,6 và khối lượng của Fe là 25,2 từ đó ta có:
\(\frac{9,6}{16y}=\frac{25,2}{56x}\)
\(\Leftrightarrow\frac{y}{x}=\frac{4}{3}\)
\(\Rightarrow\left\{\begin{matrix}x=3\\y=4\end{matrix}\right.\)
Vậy công thức oxit Fe là: Fe3O4