Bạn Thế nhầm chút nhé, mình hướng dẫn thế này mới chuẩn:
Xét \(V=1m^3\) rượu ở 00c có khối lượng là m = 800kg
Khi nhiệt độ tăng 500C thì thể tích rượu tăng thêm là: \(\dfrac{1}{1000}.50.V=\dfrac{1}{20}V = 0,05m^3\)
Thể tích mới là: \(V'=1+0,05=1,05m^3\)
Khối lượng riêng mới là: \(D'=\dfrac{m}{V'}=\dfrac{800}{1,05}=762kg/m^3\)
Khi tăng 1oC thì thể tích rượu tăng thêm:
800.(frac{1}{1000})= 0.8kg/m3
Tăng 50oC tương đương tăng thêm: 0.8kg/m3.50=40kg/m3
Vậy, ở 50oC thì khối lượng riêng của rượu là: 800kg/m3+40kg/m3=840kg/m3
Vì thể tích của bình phụ thuộc nhiệt độ. Trên bình ghi 20°C, có nghĩa là các giá trị về thể tích ghi trên bình đúng ở nhiệt độ trên. Khi đổ chất lỏng ở nhiệt độ khác 20°C vào bình thì giá trị đo được không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên sai sô này rất nhỏ, không đáng kể với thí nghiệm không đòi hỏi độ chính xác cao.
Tóm tắt :
0 độ C : D = 800 kg/m3
50 độ C : D' = ? kg/m3
Nhiệt độ tăng thêm từ 0 độ C đến 50 độ C là :
50 - 0 = 50 (độ C)
Thể tích nước tăng thêm là :
V' = 50 x 1/1000V = 0,05 (m3)
Thể tích của rượu ở 50 độ C là : V + 0,05V = V (1 + 0,05) = 1,05 V
Vì khối lượng chỉ lượng chất chứa trong vật nên khối lượng không thay đổi
Ta có : m = m'
D x V = D' x V'
D x V = D' x 1,05V
D = D' : 1,05 = 800 : 1,05 = 762 (kg/m3)
Vậy khối lượng riêng của rượu ở 50 độ C là 762 kg/m3
(Mình viết tắt "độ C" không được nên bạn viết tắt nha và chỗ 1/1000 là phân số nhé bạn !)