Văn mẫu lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thư Đôn

kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại người thân sau một thời gian dài xa cách

các bạn làm giúp m với

Lưu Hạ Vy
4 tháng 12 2016 lúc 17:44

Tháng 6 năm 2008, anh Hà là anh trai em đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và trở thành một chiến sĩ hải quân đóng trên quần đảo Trường Sa – mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam từ bao đời nay vẫn đứng hiên ngang giữa muôn trùng sóng gió. Những ngày đầu anh đi xa, ngôi nhà trống vắng hẳn.
Dường như mọi vật đều nhắc tới anh. Căn phòng bé nhỏ của anh không còn vang lên tiếng nói cười và tiếng đàn ghi ta quen thuộc. Đến bữa cơm, mẹ em cứ ngồi thẫn thờ. Ba em bảo: “Con nó đi học đại học cuộc đời, có vất vả gian lao mới trưởng thành lên được. Ngoài đó đã có đồng đội lo lắng cho nhau. Người ta sao mình vậy, rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi”. Ba an ủi mẹ để cho mẹ đỡ buồn chứ em biết ba cũng rất nhớ và thương cậu con trai cưng vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Thế rồi, một buổi chiều, trong bữa cơm, mẹ em đang nhắc là anh Hà đã đi bộ đội được sáu tháng rồi thì chợt có tiếng gõ cửa gấp gáp. Em vội ra mở cửa và bất ngờ bị nhấc bổng lên bởi hai bàn tay mạnh mẽ của anh. Không gì có thể so sánh được với niềm vui của gia đình em lúc ấy. Mọi người ngạc nhiên đến sững sờ trước sự xuất hiện bất ngờ của một anh lính hải quân cao to, vạm vỡ, nước da nâu bóng như đồng hun, đang tươi cười đứng trước mặt. Anh dập chân đứng nghiêm rồi giơ tay chào kiểu nhà binh: “Con chào ba! Con chào mẹ!”. Em cứ đứng ngẩn ra vì sung sướng. Ôi! Anh trai của em! Người anh thân thiết nay đã trở về! Em ngắm mãi không chán gương mặt trẻ trung, nụ cười tươi rói và đôi mắt đen sáng của anh. Căn nhà nhỏ xôn xao tiếng chào hỏi của bà con hàng xóm kéo sang chia vui. Biết anh Hà đang đói, mẹ bảo anh đi tắm rồi ăn cơm. Mẹ em cứ nhìn anh ăn mà cười ra nước mắt. Anh khoe rằng anh đạt loại giỏi trong kì huấn luyện nên được vào đất liền để dự Hội nghị chiến sĩ xuất sắc của binh chủng Hải quân tổ chức tại thành phố Nha Trang. Vừa ăn, anh Hà vừa kể chuyện về cuộc sống quân ngũ nơi đảo xa. Qua lời kể của anh, em tưởng tượng ra khung cảnh trời biển mênh mông, những đàn hải âu chao liệng trên mặt nước, tiếng sóng vỗ dào dạt và những người lính trẻ ngày đêm nắm chắc tay súng, bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Anh Hà ân cần hỏi thăm ba mẹ về chuyện làm ăn, hỏi em về chuyện học hành và hướng dẫn em cách học môn Toán sao cho có hiệu quả nhất. Hồi học lớp 12, anh đã đoạt được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi Toán cấp thành phố. Anh bảo rằng sau khi xuất ngũ, anh sẽ thi vào ngành Điện tử của trường Đại học Bách khoa. Em rất phục trí thông minh và nghị lực phấn đấu của anh.

Cơm nước xong, anh vào phòng riêng, lấy cây đàn ghi ta treo trên tường xuống, vừa gảy vừa hát Bài ca người lính biển. Giọng hát của anh ấm và vang, ngân nga trong bóng chiều đang sẫm lại.

Sáng hôm sau, anh Hà dậy rất sớm tập thể dục rồi chạy bộ quanh những con đường quen thuộc. Nhìn chăn màn gấp gọn gàng xếp ở đầu giường, em cảm thấy tính kỉ luật mà quân đội rèn giũa cho anh được thể hiện rõ trong từng hành động. Anh Hà chọn bộ quân phục đẹp nhất để đi dự Hội nghị. Trông anh mới mạnh mẽ và chững chạc làm sao!

 Sau một tuần, anh Hà lại lên đường trở về đơn vị, cả nhà lưu luyến tiễn anh. Mẹ em cứ dặn đi dặn lại là đến nơi, anh phải viết thư về ngay cho gia đình yên tâm. Anh Hà khoác vai em, căn dặn em hãy thay anh giúp đỡ bố mẹ. Em hứa là sẽ làm theo lời anh. Đêm ấy, em thao thức nhớ anh, người bạn lớn gần gũi và thân thiết của em. Em mơ ước sau này lớn lên cũng sẽ khoẻ mạnh, rắn rỏi và tài hoa giống như anh.Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !
Lê Phương Anh
4 tháng 12 2016 lúc 20:33

Như một tín hiệu không rõ ràng cụ thể, thoắt thu sang, những hàng cây ven đường rùng mình đổi áo mới: Những chiếc là vàng thấm đãm hương vị ngọt ngào se lạnh của mùa thu lác đác bay. Mỗi lần, nhìn chiếc lá lìa cành chu du cùng cơn gió heo may, tôi lại nhớ đến ông nội. Những chuổi kỷ niệm về ông như theo cái sắc vàng giòn tan của mùa thu ùa về trong tâm trí, khiến tôi không khỏi bồi hồi.

Ông tôi là một người mà tôi rất mực yêu mến và kính yêu. Thủa nhỏ, tôi hường hay tưởng tượng ông như một cây đại thụ: Cái dáng ông cao lớn, bàn tay to bè, làn da ngăm đen, sần sùi thô ráp, những nếp nhăn xô lại với nhau thành những kẽ nứt trên khuôn mặt có phần hơi khắc khổ vì gió sương cuộc đời. Ông tôi đặc biệt yêu thích cây, quanh nhà có một khu vườn mênh mông, gần như gom hết đủ thứ cây cỏ trên đời này: Từ cây cảnh đến cây ăn quả. Hồi bé, tôi chỉ thích về quê nội chơi, ăn no nên quả thơm trái ngọt, hay lừa lừ lúc ông không để ý mà vặt trộm bông hóa hiếm hoi của cây hoa cảnh, làm ông tiếc ngẩn ngơ.

Ông có thói quen ra vườn và nghe cây. Ông cứ đứng đó, giữa vườn cây, nhắm mắt, nghe cái âm thành xào xạc, ngửi mùi đất hăng nồng, mùi nhựa cây chan chát. Ông tôi hay bịt mắt tôi giữa vườn caay, ông dạy tôi cách lắng nghe: Tiếng chim hót, tiếng ve, tiếng dế, tiếng là cây xào xạo khua lên những bản nhạc yên bình thôn dã. Không chỉ nghe, tôi còn cảm nhận nhiều hơn nữa từ thiên nhiên: Cái mát lành của gió mơn man, cái ran rát của nắng hè trên da, mùi đất, mùi nồng nồng của những con mưa hè vội vã… Ông tôi gọi cái giây phút tĩnh lặng đứng giữa vườn cây đó là “cảm nhận sự sống”.

Người già thường luôn có linh cảm về những giây phút cuối cùng của đời người. Một chiều, ông dần tôi ra vườn. Ông chỉ những chiếc lá vàng bay bay, nói “Đó là ông.” Ông chỉ những chiếc lá xanh non mỡ mang vẫn con trên cây “Đó là cháu”. Tôi hỏi tại sao. “Bởi một chiếc là bao giờ cũng phải tuân theo quy luật của tự nhiên. Muốn co lá xanh, lá vàng phải rụng. Lá xanh góp cái tươi non cho đời, rồi lại trở thành lá vàng. Con người cũng thế, hãy sống hết mình khi cháu hãy còn xanh, cháu nhé!” Thưở ấy tôi còn bé quá, chưa hiểu triết lỹ gì sâu xa, chỉ thấy đôi mắt ông buồn buồn, cảnh vật dường như cũng ảo não theo. Những chiếc lá không còn cháy lên sắc vàng mật ngọt, chỉ còn một màu héo úa lặng lẽ bay.

Tôi rời xa ông, thoe bố mẹ ra thành phố. Chuyện học hành, thi cử cuốn tôi đi, khiến cho những phút “cảm nhận sự sống” kia dường như xa lắm. Mọi thứ sang trọng, tiện nghi của cuộc sống thay thế cho cái dân dã, yên bình của thôn quê. Tôi quên ông như quên đi vườn cây, quên đi lá vàng…. Chiều chiều, khi những cánh chim bay về tổ ấm, những áng mây tìm chỗ trú ngụ bình yên nơi cuối trời, ông lặng lẽ thổi cơm. Lùa trệu trạo vào cái rau, con cá cho qua bữa, ông hay thẫn thờ nhìn ảnh bà tôi, thắp vài nén hương “Bà trên trời có linh phù hộ cho chúng nó làm ăn phát đạt, con cháu hay ăn chóng lớn”. Đắp chiếc chăn mỏng, tấm lưng to bè của ông rùng mình theo từng cơn gió lùa qua cửa sổ. “Đông về rồi đấy”, ông lẩm nhẩm, và trong căn nhà lạnh lẽo này, mùa đông cũng dài hơn.

Gia đình tôi có hiềm khích. Các chú dì đòi bán khu vườn của ông, lấy tiền đi làm kinh tế. Ông giận dữ “Khu vườn này của u mày cả đời làm lụng, không được bán” Nhưng, chuyện người lớn, tôi cũng không thể tham gia, và dần dần quên đi.

Vì lo lắng cho việc này, sức khỏe của ông giảm sút rõ rệt. Tôi đến thăm ông, nhắc ông giữa gìn sức khỏe rồi lại vội vàng đi ngay. Khu vườn vaanx xào xạc như nuối tiếc vẫy chào tôi. Để ý thấy, từ khi ông ngã bệnh, khu vườn thiếu bàn tay ông chăm sóc, xơ xác đi. Lá vàng rụng nhiều hơn, như đời người sắp tàn.




Nhẹ nhàng và thanh thản, ông tôi ra đi, như chiếc lá lìa cành. Ngày đưa tang ông, trời mưa nhẹ. Tôi tưởng tượng ra rằng, vào những giây phút cuối, ông nghĩ đến hình ảnh một khu vườn xanh mướt ngập tiếng chim, tiếng cưởi trong trẻo của tôi, nụ cười hiền hâu của bà. Tôi bỗng thấy hụt hẫng quá, từ trước đến giớ, dường như tôi đã quên mất cái gì quan trọng lắm. Để bây giờ, khi ông ra đi, tôi mới thấy mất mát vô cùng, không có gì cứu vãn nổi. Nước mắt tôi cứ tự traò ra từ lúc nào không hay. Nhưng, chạy ra vườn, những đám lá vẫn xào xạc như vỗ về, ánh nắng, tiếng chim , lá cây … vẫn hiền hòa như thưở bé, tất cả như bao dung tha thứ. VÀ đâu đó, trên vòm cây cao kia, dường như vẫn còn vương nụ cười hiền hậu của ông dành cho tôi, Tôi bất chợt thấy nhẹ nhõm, và bao phút giấy “Cảm nhận sự sống” xưa vẫn còn nguyên vẹn ùa về.

Đời người như chiếc lá. Thà huy hoàng chợt tắt còn hơn le lói trăm năm, như một thi sĩ nào đã nói. Trời thu xanh ngắt, lông lộng. Biết đâu, ở trên cao kia, ông vẫn đang dõi theo tôi, mỉm cười.


Các câu hỏi tương tự
Trang Nhã
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Ngọc Anh Vũ Thị
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Hạnh Nguyên
Xem chi tiết
Hemy Pham
Xem chi tiết
Uyên Phương
Xem chi tiết
Đặng Trọng Bảo Thi
Xem chi tiết