giúp mình với! biện pháp nhé các bạn do mình gõ nhanh nên có nhầm
Ở bài này ksvdc chia sẻ một số nhận biết cơ bản về phân bón các loại, cũng như cách sử dụng. Mong góp một chút ánh sáng về hiểu biết các loại phân bón giúp mọi người sử dụng hiểu quả và đạt kết quả tốt nhất
NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ LỌAI PHÂN BÓN
I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN:
1- Khái niệm phân bón là gì?
Phân bón là những chất hoặc hợp chất có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao hoặc làm tăng độ phì nhiêu của đất. Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản, phân bón là “ thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. `
2- Chất dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng là gì?
Là những nguyên tố hóa học tự nhiên mà thiếu nó cây trồng sẽ bị ảnh hưởng không thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, phẩm chất như bình thường được.
+ Những chất dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng gồm có:
Trong thành phần của cây trồng có tất cả 92 nguyên tố hóa học, trong đó cho đến hiện tại chỉ có 16 nguyên tố được coi là thiết yếu đối với cây trồng .
3- Một số lọai phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp:
Căn cứ vào nguồn gốc, phân bón sử dụng trong nông lâm nghiệp được chia làm 3 loại:
a/ Phân hóa học:- Là loại phân bón được sản xuất theo qui trình công nghiệp. Trong qúa trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Tùy thuộc vào nguyên tố dinh dưỡng có chứa trong phân bón, phân hóa học có thể là phân đạm, lân, kali, canxi, lưu hùynh… Phân hóa học có thể là phân đơn (chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng), phân đa nguyên tố (chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng).
b/ Phân hữu cơ: - Bao gồm các loại phân có nguồn gốc từ động thực vật như phân chuồng , phân xanh và các loại phân chế biến. Dùng bón cho đất để làm tăng độ phì nhiêu cuả đất.
c/ Phân vi sinh vật:- Là phân bón có chứa các loài vi sinh vật có định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
4/ Cách bón phân:
Căn cứ vào thời kỳ bón, người ta chia ra: bón lót và bón thúc.
- Bón lót: là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
- Bón thúc: là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời kỳ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
+ Căn cứ vào hình thức bón người ta chia thành các cách: bón vãi(rải), bón theo hàng, theo hốc hoặc phun trên lá. Mỗi một cách bón đều có ưu, nhược điểm riêng.
5/ Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phân bón:
Chúng ta nghĩ rằng, bón phân đó là đưa điều tốt đến cho cây trồng, vì vậy càng nhiều càng tốt. Thế nhưng hiệu quả của việc bón phân chỉ có thể thu được khi bón hợp lý, có nghĩa là phù hợp với họat động bình thường của hệ sinh thái nông nghiệp. Bón phân không hợp lý sẽ gặp phải phản ứng chống lại của hệ sinh thái đồng ruộng và chỉ có thể dẩn đến những hậu quả xấu.
Thực tế cho thấy, muốn sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao người sử dụng phải biết được nhiều yếu tố liên quan, có thể tóm tắt 3 yếu tố sau:
a/ Biết được đặc điểm của đất đai :
Đất trồng của mình thuộc loại đất như thế nào chất gì nhiều, chất gì ít cần bổ sung bao nhiêu, đất chua hay kiềm nếu đất chua nên bón các loại phân có tính kiềm và ngược lại. Đất cát giữ nước và giữ phân kém vì vậy khi bón nên chia làm nhiều lần bón để tránh hiện tượng rữa trôi, đất ruộng cao hàm lượng đạm thấp hơn ruộng trũng nên ở ruộng trũng cần bón ít đạm hơn . Đất Ninh thuận nói chung là loại đất nghèo lân, Kali ở mức trung bình (Trừ một số vùng đất đỏ diện tích nhỏ có lượng kali khá cao) . Trong canh tác cần bón cân đối.
b/ Biết được đặc điểm của cây trồng :
Mỗi loại cây trồng yêu cầu chủng loại tỉ lệ khác nhau. Cây ăn lá cần bón nhiều phân đạm, Cây lấy củ quả cần nhiều lân và kali, cây mía cần nhiều kali. Cây họ đậu cần ít đạm rất cần nguyên tố molipđen. Ngay một loại cây trồng, mỗi giai đoạn sinh trưởng cần những loại phân và tỉ lệ khác nhau có nắm vững đặc điểm của từng loại cây trồng thì chúng ta bón phân mới đúng và đạt hiệu quả
c/ Biết được đặc điểm của phân bón:
Phân bón có nhiều loại mỗi loại có một đặc điểm riêng. Có loại thích cho loại đất này , không thích hợp cho loại đất kia hoặc bón tốt cho loại cây trồng này nhưng không nên bón cho loại cây trồng kia vì vậy hiểu được từng loại phân là cơ sở cho việc bón phân hợp lý nâng cao hiệu quả phân và bảo đảm duy trì độ phì nhiêu của đất.
6/ Bón phân cân đối là như thế nào?
Là chúng ta cung cấp cho cây và đất trống ột lượng dinh dưỡng vừa đủ bù đấp luợng dinh dưỡng cây lấy đi và các chất dinh dưỡng bị mất do phân hủy hay rửa trôi.
b/ Phân phức hợp và phân trộn:
Phân phức hợp và phân trộn để đơn giản ta có thể gọi chung là phân NP(hai màu) có tỷ lệ 20-20 hay 18-46(DAP) hoặc NPK (ba màu) có tỷ lệ 20-20-15, 16-16-8,... Theo qui định trên các bao phân tỉ lệ NPK được qui định bằng 3 con số theo thứ tự là đạm lân và kali, nếu các nhà sản xuất muốn phối chế thêm một hoặc vài loại dinh dưỡng nữa thì phải ghi tên của loại dinh dưỡng đó đằng sau con số ví dụ 16-16-8-13S
Những con số trên bao phân thể hiện hàm lượng chất dinh dưỡng tính bằng kg có trong 100 kg phân hỗn hợp đó .Ví dụ phân NPK 20-20-15 có nghĩa là trong 100 kg phân 20-20-15 có 20 kg N, 20 kg P2O5 và 15 kg K2O . Như vậy những con số này thể hiện được giá trị của loại phân, con số càng lớn phân càng tốt và giá tiền càng cao.
c/ Phân hữu cơ và phân vi sinh vật:
- Trên các loại phân hữu cơ thường thấy những con số kèm % đó là tỉ lệ % hàm lượng nguyên chất hữu cơ có trong bao phân. Ví dụ: phân Covac có 20% hữu cơ có nghĩa là trong 100 kg phân Covac có 20kg hữu cơ nguyên chất. Số càng lớn phân càng có chất lượng cao.
- Trên các loại phân vi sinh vật thường thấy những con số kèm con/gr đó là tỉ lệ tế bào vi sinh vật sống có trong bao phân.
2. Công thức phân bón là gì?
Công thức phân bón là lượng dinh dưỡng (kgN, KgP2O5, kg K2O ) cần thiết để bón cho 1 ha cây trồng trong 1 vụ.
Ví dụ: Trong tài liệu hướng dẫn bón phân cho lúa khuyến cáo bà con bón theo công thức phân 115-48-42 có nghĩa là trong 1 ha phải bón 115 kg N, 48kg P2O5 và 42 kg K2O . Giả sử chúng ta sử dụng các loại phân đơn sau để bón Urê 46% N , super lân 16 % P2O5 và KCl 60 % K2O thì cách tính toán như sau :
- Lượng Urê cần thiết để bón cho 1 ha lúa trong 1 vụ :
(115 x 100 ): 46 = 250 kg Urê 46% N
- Lượng super lân cần bón cho 1 ha lúa trong 1 vụ:
(48 x100) : 16 = 300 kg super lân 16 % P2O5.
- Lượng KCl cần bón cho 1 ha lúa trong 1 vụ :
(42 x 100) : 60 = 70 kg KCl 60 % K2O.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN
A. PHÂN ĐƠN
1. Đặc điểm của phân hóa học:
- Phân hóa học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
- Phần lớn phân hóa học dễ hòa tan(trừ phân lân) nên cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh.
- Bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm, đặc biệt là phân đạm và phân kali dễ làm cho đất hóa chua.
a. Các lọai phân đạm : là tên chung cho các loại phân đạm đơn.
Phân đạm có tác dụng gì?
Là chất cấu tạo nên Protêin, là thành phần cơ bản của cơ thể sống.
- Thiếu đạm cây phát triển kém, nẩy mầm, đẻ nhánh, phân cành kém, quá trình quang hợp yếu, cây ra hoa kết quả ít và muộn, chất lượng nông sản kém.
- Thừa đạm: cây phát triển quá nhanh, cành lá phát triển yếu, dễ đỗ ngã, khả năng chống chịu thời tiết, sâu bệnh kém, cây chậm ra hoa và dễ rụng, tuy ra nhiều hạt, quả nhưng bị lép và chất lượng kém.
* Phân Urê : Công thức hoá học CO (NH2)2 gốc Amin.
- Hàm lượng 46%N, là loại phân có tỷ lệ đạm cao nhất.
- Dạng tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước, hút nước mạnh .- Bón được cho tất cả các loại đất và các loại cây trồng.
- Hoà nước tưới hoặc xịt theo nồng độ 0,5-1,5 %.
- Phân dễ tan nên chia làm nhiều làn tránh rữa trôi mất đạm
* Phân SA (Sunfat Amôn): Công thức hóa học (NH4)2SO4 gốc Amôm. Hàm lượng 21%N và 23% S .
- Dạng tinh thể mịn màu trắng ngà hoặc xám xanh .
- Là loại phân sinh lý chua không nên bón cho đất chua.
- Phân có chứa lưu huỳnh nên bón tốt cho các loại cây cần nhiều lưu huỳnh như : mía, bông vải, thuốc lá, cà chua, bắp lai, hành tây, khoai lang, khoai mì, bắp cải, đậu, lạc …
- Phân dễ tan trong nước nên chia làm nhiều lần bón để tránh hiện tượng rữa trôi.
- Không nên bón một lúc nhiều có khi gây cháy lá.
* Phân Nitrat canxi: Công thức hoá học Ca(NO3)2
- Hàm lượng 15,5%N và 26,5 CaO.
- Là loại phân sinh lý kiềm .
- Phân ở dạng hạt màu trắng (Nauy) và dạng mịn(Nam phi)
- Phân dễ hoà tan nên chia làm nhiều lần bón tránh mấtđạm.
- Thích hợp cho cây trồng cạn.
* Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm :
- Phân đạm dễ bay hơi làm giảm phẩm chất nên trong quá trình bảo quản cần để nơi thoáng mát bao bì kín.
- Phân đạm dễ tan nên khi bón chia làm nhiều lần tránh hiện tượng rữa trôi làm mất đạm.
- Khi bón cần phải lấp đất đối với cây trồng cạn và giữ nước đối với ruộng lúa tránh để khô nước.
- Khi bón phải cân đối với các loại phân lân và kali. - Đất chua không nên bón các loại phân sinh lý chua.
- Không bón đạm lúc còn sương, lúc trời sắp mưa, lúc trời lạnh
- Trên các ruộng trũng nên hạn chế bón đạm
b/ Các loại phân lân
- Phân lân có tác dụng gì?
Là thành phần tạo nên Protêin, do đó cũng là thành phần không thể thiếu được của cơ thể sống, lân tham gia vào quá trình hinh thành các bộ phận của cây như: rễ, mầm, chồi và quá trình ra hoa, đậu quả của cây. Lân còn thúc đẩy sự tích lũy đường, bột trong quả, hạt, lân giúp cho cây cứng cáp khỏe mạnh nhờ đó tăng khả năng kháng chịu thời tiết, sâu bệnh. Lân còn tham gia quá trình chống chịu phèn cho vùng đất chua.
Thiếu lân: bề ngoài cây còi cọc toàn bộ, các lá trưởng thành một màu sẫm đặc trung đến màu lam lục, rễ bị hạn chế. Khi thiếu tràm trọng lá và thân có màu tía, thân thon mảnh, chín chậm hoặc phát triển kém.
* Super lân :
Công thức Super lân Ca(H2 PO4)2
Là loại phân chế biến từ quặng Apatit hàm lượng lân cao. Cứ 1 tân Apatit + 1 tấn Axit sunfuric được 2 tấn super lân cả 2 loại super lân Lâm thao và super lân Long Thành cùng cách chế biến .
- Hàm lượng lân khoảng 16% P2O5.
- Dạng bột hay hạt, mịn màu xám trắng hoặc xám sẫm, có 4 – 5% độ chua tự do.
- Dễ hòa tan trong nước, dễ hút ẩm , đóng cục.
- Phân được dùng để bón lót cho các loại cây trồng.
- Đối với cây trồng cạn nên bón theo hàng theo hốc.
- Đất chua nhiều hiệu quả phân kém hơn lân văn điển.
* Lân Văn điển
- Lân văn Điển còn có nhiều tên khác như : Phosphat canxi magiê, tecmophosphat, phân lân nung chảy, lân nhiệt luyện …
- Hàm lượng lân 18-20% P2O5.
- Dạng bột, màu xám xanh, ánh thủy tinh, không mùi, ít tan trong nước, dễ tan trong axit yếu.
- Phân tốt thì tơi, không đóng cục, kết tảng, không chua.
- Phân có tính kiềm chứa 30% vôi, 15 – 18% manhê, 24% silíc, 4%sắt, và các nguyên tố vi lượng.
- Đất càng chua hiệu lực lân nung chảy càng cao .
- Thích hợp đất phèn ở miền Nam, đất đồi núi miền Trung, các loại đất bạc màu .
Ngòai ra còn có phân phốt phát nội địa, phân Apatit (không qua chế biến như hai loại trên)
* Những điều cần chú ý khi sử dụng phân lân :
- Tác dụng chậm kéo dài nhiều năm.
- Phân lân thường có vôi, nên đối với đất chua, có tác dụng cải tạo đất tốt cả về mặt lân và vôi.
- Anh hưởng rõ rệt đến phẩm chất nông sản và có tác dụng làm cho cây để nhánh nhiều, hạt mẩy, chín sớm.
- Tính chất của đất rất ảnh hưởng đến hiệu lực các dạng phân lân.
- Đối với cây trồng cạn như cải trắng, cà chua, cà rốt … cần bót lót theo hốc, hàng trước khi trồng.
c/ Các loại phân kali:
- Phân kali có tác dụng gì?
Giúp quang hợp xảy ra mảnh liệt, tạo thành và thúc đẩy sự tích lũy đường, bột trong quả và hạt. Kali cũng thúc đẩy sự tạo thành Protêin và cầu nối tạo thành tế bào mới, vì vậy giúp cho cây đâm chồi nẩy lộc. Kali còn tăng cường khả năng hút nướic, tăng cường tạo các mô chóng đỡ, nhờ vậy cây chịu được khí hậu khắc nghiệt và gia tăng khả năng chóng chịu sâu bệnh.
- Thiếu Kali cây ưa vàng dọc mép lá, tiếp đó là đỉnh các lá già bị xám và nâu. Sau đó các triệu chứng này phát triển vào phía trong.
Cây phát triển chậm còi cọc. Thân yếu cây dễ bị đỗ. Hạt và quả bị teo thắt lại.
* Kaliclorua (KCl)
- Hàm lượng 60 % K2O .
- Dạng bột màu hồng như muối ớt, thường gọi là phân muối ớt, dễ tan trong nước, dễ bị hút ẩm và đóng cục.
- Là loại phân sinh lý chua nên không bón cho đất chua.
- Bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất. Hiệu quả cao trên các loại đất xám, đất cát bạc màu, đất nhẹ ở khu vực miền trung.
- Không thích hợp cho một số cây trồng như chè, cà phê, thuốc lá, các loại cây làm hương liệu, thích hợp cho cây dừa ( cây ưa Clo).
* Kali sunfat (K2SO4)
-Hàm lượng 48 - 52% K2O .
- Bột mịn, màu trắng good luckc, hơi vàng, mùi vị hơi đắng dễ tan trong nước, ít hút ẩm.
- Là loại phân sinh lý chua nên không bón cho đất chua .
- Đặc tính sử dụng tương tự như Clorua kali.
- Thích hợp cho các loại cây cây có dầu thuốc lá, chè, càphê, nho.
b/ Phân phức hợp và phân trộn
- Phân phức hợp là loại phân được điều chế qua tác động của các phản ứng hoá học để tạo thành một phức hợp.
- Phân trộn là loại phân do 2 hay nhiều loại phân đơn trộn đều với nhau chỉ bằng phương pháp cơ giới (Hiện nay trên thị trường chủ yếu là loại phân trộn)
Hiện nay việc sử dụng phân NPK ngày càng nhiều do Phân NPK có rất nhiều ưu điểm so với các loại phân đơn. Việc ra đời nhiều chủng loại với những tỉ lệ khác nhau là điều kiện dễ dàng cho người sử dụng chọn đúng loại phân theo nhu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng.
Tuỳ loại cây trồng và thời điểm bón mà ta có thể chọn lựa các loai phân NPK có tỉ lệ khác nhau.
Ngoài các loại phân NPK trên thị trường còn xuất hiện loại phân chuyên dùng cho các loại cây trồng có thể định nghĩa phân chuyên dùng như sau : Phân chuyên dùng là một loại phân sản xuất cho một loại đất nào đó cho một loại cây trồng và một giai đoạn sinh trưởng nào đó . ví dụ hiện nay có các loại phân chuyên dùng cho lúa của nhà máy phân bón bình điền II :997, 998, 999 và nhiều loại phân chuyên dùng cho mía cho bắp, rau màu…
c/ Phân bón lá:
Hiện nay trên thị trường phân bón lá rất nhiều nhưng chúng ta có thể chia phân bón lá ra làm 6 nhóm chính:
- Phân bón lá loại khoáng đa lượng.
- Phân bón lá loại khoáng vi lượng .
- Phân bón lá loại đa vi lượng hỗn hợp.
- Phân bón lá loại hỗn hợp các axit đạm .
- Phân bón lá loại hocmôn thực vật
- Phân bón lá loại hỗn hợp nhiều thành phần .
Các nhà khoa học khuyên nên sử dụng loại đa vi lượng hỗn hợp và loại hỗn hợp nhiều thành phần .
* Những điều cần chú ý khi sử dụng phân bón lá :
- Phân bón lá là một thành tựu khoa học được áp dụng rộng rãi trong vài năm trở lại đây. Sử dụng phân bón qua lá hiệu quả phân cao hơn so với việc bón phân qua rễ. Tuy vậy không thể thay thế bón phân qua rễ bằng bón phân qua lá.
- Không nên sử dụng phân bón lá khi thời tiết thích hợp cho sâu bệnh phát triển.
- Nên sử dụng phân bón lá vào sáng sớm hoặc chiều mát để làm tăng khả năng hấp thu của lá tăng hiệu quả của phân.
- Nên sử dụng phân bón lá khi bộ rễ cây bị hư vì một lý do nào đó hoặc qua một đợt sâu bệnh.
2. Đặc điểm của phân hữu cơ:
Phân hữu cơ có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng cho cây từ đa lượng, trung lượng và vi lượng.
- Phân hữu cơ có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khóang hóa cây mới sử dụng được. Vì vậy phân hữu cơ là lọai phân có hiệu quả chậm.
- Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo lý hoá tính của đất làm cho đất tơi xốp hơn dễ thấm và thoát nước và giúp hệ thống vi sinh vật đất phát triển làm đất ngày càng tốt hơn
* Các loại phân hữu cơ:
Ngoài các loại phân hữu cơ truyền thống như: Phân bò, phân heo, phân rác, phân xanh…. mà bà con chúng ta đã từng sử dụng. Hiện nay trên thị trường có xuất hiện nhiều loại phân hữu cơ qua chế biến, được chế biến từ nguồn nguyên liệu và qui trình chế biến khác nhau. Khi chế biến các nhà sản xuất thường chủng vào phân các loại vi sinh vật có lợi cho cây và đất như: Các loại vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật có khả năng hoà tan lân, vi sinh vật phân giải xenlulô……để nâng cao hiệu quả của phân như:
- Phân hữu cơ khóang: phân Humix, phân Komix BT1, BT2, Hữu cơ COVAC, DEMAX số 1,2,3,4…
- Phân hữu cơ vi sinh: HUDAVIL (gồm có HC, đa+trung+vi lượng), VSV(NPX), axít Humic, Phân quả địa cầu xanh, Lân hữu cơ vi sinh.
* Những điều cần chú ý khi sử dụng phân hữu cơ:
- Phân phải được chôn vùi và phân bố đều trong đất, bón phân xong theo nước không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời.
- Phân phải được ủ hoai mục trước khi dùng.
- Các loại phân hữu có Vi sinh, thời hạn sử dụng ngắn, khi sử dụng phải xem ngày sản xuất, thời hạn sử dụng trên bao bì. Không mua phân trữ lâu ngày.
- Nhiệt độ cao hơn 30 oC, có ánh nắng mặt trời chiếu vào dễ làm chết vi sinh vật, nên hiệu quả sử dụng thấp.
- Khi sử dụng cần phải hạn chế bón phân hóa học để bảo đảm hiệu quả sản xuất.
3. Đặc điểm của phân vi sinh vật:
- Phân vi sinh vật là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngọai cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn.
- Mỗi lọai phân bón chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.
- Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không làm hại đất.
* Các loại phân vi sinh vật thường dùng:
- Phân vi sinh vật cố định đạm: Là lọai phân bón có chứa vi sinh vật cố định Nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ đậu hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác.
- Phân vi sinh vật chuyển hóa lân: Là lọai phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ (photphobacterin), hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dể tan (phân lân hữu cơ vi sinh).
- Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ: Là lọai phân bón có chứa vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. Bón vào đất có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy và phân giải chất hữu cơ trong đất thành các chất khóang đơn giản mà cây có thể hấp thu được.
* Sử dụng phân vi sinh vật:
- Phân vi sinh vật có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi trồng.
- Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất.
Ở bài này ksvdc chia sẻ một số nhận biết cơ bản về phân bón các loại, cũng như cách sử dụng. Mong góp một chút ánh sáng về hiểu biết các loại phân bón giúp mọi người sử dụng hiểu quả và đạt kết quả tốt nhất
NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ LỌAI PHÂN BÓN
I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN:
1- Khái niệm phân bón là gì?
Phân bón là những chất hoặc hợp chất có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao hoặc làm tăng độ phì nhiêu của đất. Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản, phân bón là “ thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. `
2- Chất dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng là gì?
Là những nguyên tố hóa học tự nhiên mà thiếu nó cây trồng sẽ bị ảnh hưởng không thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, phẩm chất như bình thường được.
+ Những chất dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng gồm có:
Trong thành phần của cây trồng có tất cả 92 nguyên tố hóa học, trong đó cho đến hiện tại chỉ có 16 nguyên tố được coi là thiết yếu đối với cây trồng .
3- Một số lọai phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp:
Căn cứ vào nguồn gốc, phân bón sử dụng trong nông lâm nghiệp được chia làm 3 loại:
a/ Phân hóa học:- Là loại phân bón được sản xuất theo qui trình công nghiệp. Trong qúa trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Tùy thuộc vào nguyên tố dinh dưỡng có chứa trong phân bón, phân hóa học có thể là phân đạm, lân, kali, canxi, lưu hùynh… Phân hóa học có thể là phân đơn (chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng), phân đa nguyên tố (chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng).
b/ Phân hữu cơ: - Bao gồm các loại phân có nguồn gốc từ động thực vật như phân chuồng , phân xanh và các loại phân chế biến. Dùng bón cho đất để làm tăng độ phì nhiêu cuả đất.
c/ Phân vi sinh vật:- Là phân bón có chứa các loài vi sinh vật có định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
4/ Cách bón phân:
Căn cứ vào thời kỳ bón, người ta chia ra: bón lót và bón thúc.
- Bón lót: là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
- Bón thúc: là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời kỳ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
+ Căn cứ vào hình thức bón người ta chia thành các cách: bón vãi(rải), bón theo hàng, theo hốc hoặc phun trên lá. Mỗi một cách bón đều có ưu, nhược điểm riêng.
5/ Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phân bón:
Chúng ta nghĩ rằng, bón phân đó là đưa điều tốt đến cho cây trồng, vì vậy càng nhiều càng tốt. Thế nhưng hiệu quả của việc bón phân chỉ có thể thu được khi bón hợp lý, có nghĩa là phù hợp với họat động bình thường của hệ sinh thái nông nghiệp. Bón phân không hợp lý sẽ gặp phải phản ứng chống lại của hệ sinh thái đồng ruộng và chỉ có thể dẩn đến những hậu quả xấu.
Thực tế cho thấy, muốn sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao người sử dụng phải biết được nhiều yếu tố liên quan, có thể tóm tắt 3 yếu tố sau:
a/ Biết được đặc điểm của đất đai :
Đất trồng của mình thuộc loại đất như thế nào chất gì nhiều, chất gì ít cần bổ sung bao nhiêu, đất chua hay kiềm nếu đất chua nên bón các loại phân có tính kiềm và ngược lại. Đất cát giữ nước và giữ phân kém vì vậy khi bón nên chia làm nhiều lần bón để tránh hiện tượng rữa trôi, đất ruộng cao hàm lượng đạm thấp hơn ruộng trũng nên ở ruộng trũng cần bón ít đạm hơn . Đất Ninh thuận nói chung là loại đất nghèo lân, Kali ở mức trung bình (Trừ một số vùng đất đỏ diện tích nhỏ có lượng kali khá cao) . Trong canh tác cần bón cân đối.
b/ Biết được đặc điểm của cây trồng :
Mỗi loại cây trồng yêu cầu chủng loại tỉ lệ khác nhau. Cây ăn lá cần bón nhiều phân đạm, Cây lấy củ quả cần nhiều lân và kali, cây mía cần nhiều kali. Cây họ đậu cần ít đạm rất cần nguyên tố molipđen. Ngay một loại cây trồng, mỗi giai đoạn sinh trưởng cần những loại phân và tỉ lệ khác nhau có nắm vững đặc điểm của từng loại cây trồng thì chúng ta bón phân mới đúng và đạt hiệu quả
c/ Biết được đặc điểm của phân bón:
Phân bón có nhiều loại mỗi loại có một đặc điểm riêng. Có loại thích cho loại đất này , không thích hợp cho loại đất kia hoặc bón tốt cho loại cây trồng này nhưng không nên bón cho loại cây trồng kia vì vậy hiểu được từng loại phân là cơ sở cho việc bón phân hợp lý nâng cao hiệu quả phân và bảo đảm duy trì độ phì nhiêu của đất.
6/ Bón phân cân đối là như thế nào?
Là chúng ta cung cấp cho cây và đất trống ột lượng dinh dưỡng vừa đủ bù đấp luợng dinh dưỡng cây lấy đi và các chất dinh dưỡng bị mất do phân hủy hay rửa trôi.
b/ Phân phức hợp và phân trộn:
Phân phức hợp và phân trộn để đơn giản ta có thể gọi chung là phân NP(hai màu) có tỷ lệ 20-20 hay 18-46(DAP) hoặc NPK (ba màu) có tỷ lệ 20-20-15, 16-16-8,... Theo qui định trên các bao phân tỉ lệ NPK được qui định bằng 3 con số theo thứ tự là đạm lân và kali, nếu các nhà sản xuất muốn phối chế thêm một hoặc vài loại dinh dưỡng nữa thì phải ghi tên của loại dinh dưỡng đó đằng sau con số ví dụ 16-16-8-13S
Những con số trên bao phân thể hiện hàm lượng chất dinh dưỡng tính bằng kg có trong 100 kg phân hỗn hợp đó .Ví dụ phân NPK 20-20-15 có nghĩa là trong 100 kg phân 20-20-15 có 20 kg N, 20 kg P2O5 và 15 kg K2O . Như vậy những con số này thể hiện được giá trị của loại phân, con số càng lớn phân càng tốt và giá tiền càng cao.
c/ Phân hữu cơ và phân vi sinh vật:
- Trên các loại phân hữu cơ thường thấy những con số kèm % đó là tỉ lệ % hàm lượng nguyên chất hữu cơ có trong bao phân. Ví dụ: phân Covac có 20% hữu cơ có nghĩa là trong 100 kg phân Covac có 20kg hữu cơ nguyên chất. Số càng lớn phân càng có chất lượng cao.
- Trên các loại phân vi sinh vật thường thấy những con số kèm con/gr đó là tỉ lệ tế bào vi sinh vật sống có trong bao phân.
2. Công thức phân bón là gì?
Công thức phân bón là lượng dinh dưỡng (kgN, KgP2O5, kg K2O ) cần thiết để bón cho 1 ha cây trồng trong 1 vụ.
Ví dụ: Trong tài liệu hướng dẫn bón phân cho lúa khuyến cáo bà con bón theo công thức phân 115-48-42 có nghĩa là trong 1 ha phải bón 115 kg N, 48kg P2O5 và 42 kg K2O . Giả sử chúng ta sử dụng các loại phân đơn sau để bón Urê 46% N , super lân 16 % P2O5 và KCl 60 % K2O thì cách tính toán như sau :
- Lượng Urê cần thiết để bón cho 1 ha lúa trong 1 vụ :
(115 x 100 ): 46 = 250 kg Urê 46% N
- Lượng super lân cần bón cho 1 ha lúa trong 1 vụ:
(48 x100) : 16 = 300 kg super lân 16 % P2O5.
- Lượng KCl cần bón cho 1 ha lúa trong 1 vụ :
(42 x 100) : 60 = 70 kg KCl 60 % K2O.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN
A. PHÂN ĐƠN
1. Đặc điểm của phân hóa học:
- Phân hóa học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
- Phần lớn phân hóa học dễ hòa tan(trừ phân lân) nên cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh.
- Bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm, đặc biệt là phân đạm và phân kali dễ làm cho đất hóa chua.
a. Các lọai phân đạm : là tên chung cho các loại phân đạm đơn.
Phân đạm có tác dụng gì?
Là chất cấu tạo nên Protêin, là thành phần cơ bản của cơ thể sống.
- Thiếu đạm cây phát triển kém, nẩy mầm, đẻ nhánh, phân cành kém, quá trình quang hợp yếu, cây ra hoa kết quả ít và muộn, chất lượng nông sản kém.
- Thừa đạm: cây phát triển quá nhanh, cành lá phát triển yếu, dễ đỗ ngã, khả năng chống chịu thời tiết, sâu bệnh kém, cây chậm ra hoa và dễ rụng, tuy ra nhiều hạt, quả nhưng bị lép và chất lượng kém.
* Phân Urê : Công thức hoá học CO (NH2)2 gốc Amin.
- Hàm lượng 46%N, là loại phân có tỷ lệ đạm cao nhất.
- Dạng tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước, hút nước mạnh .- Bón được cho tất cả các loại đất và các loại cây trồng.
- Hoà nước tưới hoặc xịt theo nồng độ 0,5-1,5 %.
- Phân dễ tan nên chia làm nhiều làn tránh rữa trôi mất đạm
* Phân SA (Sunfat Amôn): Công thức hóa học (NH4)2SO4 gốc Amôm. Hàm lượng 21%N và 23% S .
- Dạng tinh thể mịn màu trắng ngà hoặc xám xanh .
- Là loại phân sinh lý chua không nên bón cho đất chua.
- Phân có chứa lưu huỳnh nên bón tốt cho các loại cây cần nhiều lưu huỳnh như : mía, bông vải, thuốc lá, cà chua, bắp lai, hành tây, khoai lang, khoai mì, bắp cải, đậu, lạc …
- Phân dễ tan trong nước nên chia làm nhiều lần bón để tránh hiện tượng rữa trôi.
- Không nên bón một lúc nhiều có khi gây cháy lá.
* Phân Nitrat canxi: Công thức hoá học Ca(NO3)2
- Hàm lượng 15,5%N và 26,5 CaO.
- Là loại phân sinh lý kiềm .
- Phân ở dạng hạt màu trắng (Nauy) và dạng mịn(Nam phi)
- Phân dễ hoà tan nên chia làm nhiều lần bón tránh mấtđạm.
- Thích hợp cho cây trồng cạn.
* Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm :
- Phân đạm dễ bay hơi làm giảm phẩm chất nên trong quá trình bảo quản cần để nơi thoáng mát bao bì kín.
- Phân đạm dễ tan nên khi bón chia làm nhiều lần tránh hiện tượng rữa trôi làm mất đạm.
- Khi bón cần phải lấp đất đối với cây trồng cạn và giữ nước đối với ruộng lúa tránh để khô nước.
- Khi bón phải cân đối với các loại phân lân và kali. - Đất chua không nên bón các loại phân sinh lý chua.
- Không bón đạm lúc còn sương, lúc trời sắp mưa, lúc trời lạnh
- Trên các ruộng trũng nên hạn chế bón đạm
b/ Các loại phân lân
- Phân lân có tác dụng gì?
Là thành phần tạo nên Protêin, do đó cũng là thành phần không thể thiếu được của cơ thể sống, lân tham gia vào quá trình hinh thành các bộ phận của cây như: rễ, mầm, chồi và quá trình ra hoa, đậu quả của cây. Lân còn thúc đẩy sự tích lũy đường, bột trong quả, hạt, lân giúp cho cây cứng cáp khỏe mạnh nhờ đó tăng khả năng kháng chịu thời tiết, sâu bệnh. Lân còn tham gia quá trình chống chịu phèn cho vùng đất chua.
Thiếu lân: bề ngoài cây còi cọc toàn bộ, các lá trưởng thành một màu sẫm đặc trung đến màu lam lục, rễ bị hạn chế. Khi thiếu tràm trọng lá và thân có màu tía, thân thon mảnh, chín chậm hoặc phát triển kém.
* Super lân :
Công thức Super lân Ca(H2 PO4)2
Là loại phân chế biến từ quặng Apatit hàm lượng lân cao. Cứ 1 tân Apatit + 1 tấn Axit sunfuric được 2 tấn super lân cả 2 loại super lân Lâm thao và super lân Long Thành cùng cách chế biến .
- Hàm lượng lân khoảng 16% P2O5.
- Dạng bột hay hạt, mịn màu xám trắng hoặc xám sẫm, có 4 – 5% độ chua tự do.
- Dễ hòa tan trong nước, dễ hút ẩm , đóng cục.
- Phân được dùng để bón lót cho các loại cây trồng.
- Đối với cây trồng cạn nên bón theo hàng theo hốc.
- Đất chua nhiều hiệu quả phân kém hơn lân văn điển.
Câu hỏi của Trần Hải Đăng - Công nghệ lớp 7 | Học trực tuyến
Tham khảo nha bn!!!