Sự kiện | Phan Bội Châu qua lời của người kể chuyện | Phan Bội Châu qua lời thoại của Va-ren | Phan Bội Châu qua lời của đám đông và nhân chúng |
Tin tức từ truyền thông | Được “Va-ren” chăm sóc | Kẻ phản bội | Anh hùng dân tộc |
Va-ren đến Sài Gòn | Vẫn nằm tù | Kẻ lộn xộn, nhốn nháo | Anh hùng dân tộc |
Va-ren đến Huế | Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng | Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuối ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình | Con người đã hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuổi, bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt, và giờ đây đang bị, vẫn chúng, đeo gông lên vai đày đoạ trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng của máy chém như một bóng ma ám kề bên cổ. |
Va-ren đến Hỏa Lò và hội kiến với Phan Bội Châu | Không nghe lọt tai câu nào | Được Va-ren trân quý như người bạn tốt | Anh hùng dân tộc |
Kết thúc cuộc hội kiến và T.B | Đã nhổ vào mặt Va-ren |
a.
- Va-ren: một viên toàn quyền, gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương
- Phan Bội Châu: một người tù, kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc
b. Sự khác biệt trong cách miêu tả, thể hiện tính cách của hai nhân vật:
- Với Va-ren: Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật.
- Với Phan Bội Châu: tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập.
- Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng. Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại.