I. Trắc nghiệm (3 điểm). Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất rồi điền câu trả lời vào bảng sau
1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?
A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. B. Miền Nam đi trước về sau.
C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.
2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào?
“Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
A. Lấy một phận để gọi toàn thể. C. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
B. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
3/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:
A. Một cụm C – V C. Hai cụm C – V
B. Hai hoặc nhiều cụm C – V D. Tất cả đều sai.
4/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
A. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. C. Chim én về theo mùa gặt.
B. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. D. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.
5/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?
A. Động từ, danh từ B. Động từ, tính từ C. Tính từ, danh từ D. Tất cả đều sai.
6/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:
“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
A. 5 danh từ B. 7 danh từ C. 6 danh từ D. 9 danh từ
7/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
A. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B)
B. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
C. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
D. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
8/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:
A. So sánh không ngang bằng B. Không có phép so sánh.
C. So sánh ngang bằng D. Tất cả đều sai.
9/ Có mấy loại so sánh?
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn.
10/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?
Vì mây chi núi lên trời/ Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
C. Dùng những từ vốn chỉ tính chất
D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
11/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì? “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)
A. Ẩn dụ hình thức. B. Ẩn dụ cách thức. C. Ẩn dụ phẩm chất. D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
12 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?
Mồ hôi mà đổ xuống đồng/ Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
A. Chỉ người lao động. C. Chỉ công việc lao động.
B. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
II. Tự luận (7 điểm).
13/ Tìm phó từ trong đoạn văn sau (1đ)
“Hoài Văn lấy đỡ quả cam, tạ ơn vua, lủi thủi bước lên bờ. Đằng sau có tiếng cười của Thiệu Bảo và các vương hầu. Hoài Văn nghe rõ cả tiếng cười của mấy vị tước vương chỉ nhỉnh hơn mình vài tuổi. Vua ban cho cam quý, vừa hờn, vừa tủi. Uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo.”
(Nguyễn Huy Tưởng)
13/ Tìm phó từ trong đoạn văn sau (1đ)
“Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông toả ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.”
13/ Tìm phó từ trong đoạn văn sau (1đ)
"... Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũngnghĩ nỗi nhà cửa như thế là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này...Song anh có cho phép thì em mới dám nói..."
13/ Tìm phó từ trong đoạn văn sau (1đ)
"... Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khoé rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc tức sôi máu, bèn đi tìm kẻ trêu mình. Không thấy Mèn đâu, nhưng chị Cốc thấy Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc liền trút cơn giận lên đầu Choắt”
15/ (1đ) Cho câu: “Người ta gọi chàng là Sơn Tinh”; "Vua Hùng gọi bánh hình vuông là bánh chưng"
Đó có phải là câu trần thuật đơn có từ là không? Giải thích vì sao?
Câu hỏi của ngu vip - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến - Hoc24 ( Tham khảo nha bạn )