- Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.
- Văn bản ''Treo biển'' nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Ở đây là tính chất thụ động, ba phải “mười bảy cũng ừ, mười tư cũng gật” của nhà hàng. Treo biển lên để quảng cáo là một công việc rất có ý nghĩa nhưng chính người chủ cửa hàng bán cá cũng không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình, rốt cuộc treo lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt. Việc làm khi đó vừa tốn công, phí sức lại vừa đáng chê cười.
Qua câu chuyện "Lợn cưới áo mới" nhân dân muốn phê phán tính khgoa khoang trong xã hội của con người. Đây là 1 đức tính vô cùng xấu và là một hành động rất rất sai lầm, nhất là đối với những người khoa của cải vật chất. Tính khoa khoang đã biến họ thành những con người lô bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho con người, thiên hạ chê cười.
Qua câu chuyện "Treo biển" nhân dân ta lại ngầm phê phán những cái đáng cười trong quần chúng nhân dân. Đây là tính chất thụ động, người dưng cho dù nói thế nào chủ nhà hàng cũng nghe. Treo biển lên để quảng cáo, để khách đến mua sản phẩm của mình nhưng người chủ cửa hàng cũng không thể cho mình một chủ kiến, treo lên rồi lại cất hết đi chỉ vì nững lời nói, ý kiến nhảm nhí. khong chỉ vừa tốn công tốn sức mà ông chủ trong cửa hàng này là một trong những nhân vật đáng bị chê cười.