Bài 4: Bản vẽ các khối đa diện

Lê Thị Kim Ngọc

hình chiếu của các khối đa diện , khối tròn xoay

Lê Thị Mỹ Duyên
24 tháng 12 2018 lúc 22:25
KHỐI TRÒN XOAY

Các khối tròn xoay thường gặp:

Hình 1. Một số khối tròn xoay

Cách tạo thành hình trụ: Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định ta được hình trụ

Hình 2. Cách tạo thành hình trụ

Cách tạo thành hình nón: Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định ta được hình nón

Hình 3. Cách tạo thành hình nón

Cách tạo thành hình cầu: Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định ta được hình cầu

Hình 4. Cách tạo thành hình cầu

Tóm lại: Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình

1.2. HÌNH CHIẾU CỦA HÌNH TRỤ, HÌNH NÓN, HÌNH CẦU 1.2.1. Hình trụ

Hình 5. Hình trụ và các hình chiếu của hình trụ

Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Hình chữ nhật d, h
Bằng Hình tròn d
Cạnh Hình chữ nhật d, h

Bảng 1. Hình chiếu, hình dạng và kích thước của hình trụ

1.2.2. Hình nón

Hình 6. Hình trụ và các hình chiếu của hình nón

Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Tam giác cân d, h
Bằng Hình tròn d
Cạnh Tam giác cân d, h

Bảng 2. Hình chiếu, hình dạng và kích thước của hình nón

1.2.3. Hình cầu

Hình 7. Hình trụ và các hình chiếu của hình cầu

Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Hình tròn d
Bằng Hình tròn d
Cạnh Hình tròn

d

Bảng 3. Hình chiếu, hình dạng và kích thước của hình cầu

KHỐI ĐA DIỆN

Khối đa diện là hình được bao bởi các đa giác phẳng

Hình 1. Các khối đa diện

1.2. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT 1.2.1. Thế nào là hình hộp chữ nhật?

Hình hộp chữ nhật được bao bọc bởi 6 hình chữ nhật

Hình 2. Hình hộp chữ nhật

(a): chiều dài

(b): chiều rộng

(c): chiều cao

1.2.2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật

Hình 3. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật

Hình Hình chiếu Hình dạng Kích thước
1 Đứng Chữ nhật a, h
2 Bằng Chữ nhật a, b
3 Cạnh Chữ nhật

b, h

Bảng 1. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật

1.3. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỀU 1.3.1. Thế nào là hình lăng trụ đều?

Hình lăng trụ đều được bao bọc bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.

Hình 4. Hình lăng trụ đều

(a): chiều dài cạnh đáy

(b): chiều cao đáy

(c): chiều cao lăng trụ

1.3.2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều

Hình 5. Hình chiếu của hình lăng trụ đều

Hình Hình chiếu Hình dạng Kích thước
1 Đứng Hình chữ nhật a, h
2 Bằng Hình tam giác đều a, b
3 Cạnh Hình chữ nhật b, h

Bảng 2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều

1.4. HÌNH CHÓP ĐỀU 1.4.1. Thế nào là hình chóp đều?

Hình chóp đều được bao bọc bởi mặt đáy là 1 hình đa giác và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

Hình 6. Hình chóp đều

(a): chiều dài cạnh đáy

(h): chiều cao hình chóp

1.4.2. Hình chiếu của hình chóp đều

Hình 7. Hình chiếu của hình chóp đều

Hình Hình chiếu Hình dạng Kích thước
1 Đứng Hình tam giác cân a, h
2 Bằng Hình vuông a
3 Cạnh Hình tam giác cân a, h

Bảng 3. Hình chiếu của hình chóp đều

CHÚ Ý: Thường chỉ dùng 2 hình chiếu để biểu diễn hình lăng trụ hoặc hình chóp: một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước đáy.

Bình luận (0)
trinhooo
18 tháng 10 2023 lúc 21:07

neu cac huong hinh chieu vuong goc giup minh

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Tuấn Long
Xem chi tiết
Đào thị yến nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Thủy
Xem chi tiết
Trâm Trương
Xem chi tiết
Top Music
Xem chi tiết
Đỗ Nhật Huy
Xem chi tiết
Top Music
Xem chi tiết
Trương Quỳnh
Xem chi tiết
a bl
Xem chi tiết