Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau :
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào ? Nội dung của đoạn thơ
2. Các BPNT trong đoạn thơ ? Tác dụng của BPNT đó
3. Viết đoạn văn ngắn ( 10-12 dòng) nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của người học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi :
'' Chú ơi , bố cháu trước đây cũng là một chiến sĩ , nhưng đơn vị bố cháu ở trên núi cao chứ không phỉa ở ngoài đảo xa . Bố cháu kể những người lính vất vả lắm , thiếu thốn nhiều , chỉ có tình cảm của những người đồng đội dành cho nhau là mãi mãi không hết ... Cháu không biết các chú đón Tết như thế nào . Tết là ngày mà mọi thành viên trong gia đình đều quây quần , sum họp bên mâm cơm ấm cúng , vậy mà có rất nhiều chiến sĩ đã phải đón năm mới ngay tại đơn vị mình - ngay giữa biển khơi rộng lớn . Cháu hiểu rằng những người đồng đội đã cùng nhau trở thành một đại gia đình , một đại gia đình giữa sự chở che của Tổ quốc linh thiêng !
Cháu hiểu nỗi nhớ nhà , nhớ người thân đang tràn ngập trong tâm trí các chú , bởi cháu cũng có anh trai đang làm nhiệm vụ ở nơi đảo xa như các chú . Các chú biết không , trong lá thư này chứa đựng tình yêu của cháu , tình yêu từ đất liền gửi tới các chú chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió , cầm bút trên tay mà cháu thấy nghẹn ngào xúc động đến vô cùng .
À , các chú biết không , anh trai cháu có gửi về cho chau một con ốc biển đấy . Anh cháu bảo , nếu muốn nhìn thấy lính đảo , nếu muốn nhìn thấy biển , em hãy áp tai vào vỏ ốc . Và các chú biết không , khi áp tai vào vỏ ốc này , rất kỳ diệu , tiếng sóng biển ầm ầm hòa với tiếng gió nơi đại dương bao la , chợt trào vào lòng cháu. Cháu lại nghe thấy tiếng hát của các chiến sĩ hải quân , nhưng các chú ơi không hiểu sao , mỗi khi cầm con ốc biển , cháu lại khóc , cháu nhớ anh trai cháu lắm ...
Hà Nội mùa này lắm những cơn bão , đêm nằm ngủ thấy gió giật mạnh là cháu tỉnh giấc ngay , rồi chợt nghĩ : ''Không biết ngoài đảo xa bão có to không '', rồi thầm mong :'' Bão ơi , đừng quấy rầy các chú nữa , bão hãy lặng yên cho các chú ngủ , để ngày mai các chú còn canh giữ biển đảo Tổ quốc thân yêu...''
Câu 1 : Cho biết nhân vật được nói đến trong bức thư trên là ai ?
Câu 2 : Trong văn bản trên đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào ? ( chỉ ra cụ thể)
câu 3 : Trình bày nội dung chính của văn bản ?
câu 4 : Trong cuộc đời em đã viết thư cho những ai ? Tâm trạng lúc viết thư nhue thế nào ?
Bài viết số 1: Cảm xúc của em về mùa thu tuổi 15( Thầy, cô hay bạn nào giỏi văn giúp mình với mình cảm ơn rất nhiều)
cảm nghĩ của em khi gặp người bạn thân cũ sau 20 năm xa cách
Cảm nghĩ của anh chị về một việc làm tốt hoặc xấu giúp mình với mọi người ơi
viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu phân tích bài văn tỏ lòng
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
" Thế là Đăm săn lại múa. Chàng múa trên cao như gió bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lầm đổ lăn lóc. Khi chàng múa dưới thấp vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung."
Đoạn văn được viết theo các phương thức nào? Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì? Đoạn văn đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả nhân vật? Tác dụng của các biện pháp đó?
Qua đoạn văn trên em hãy viết một đoạn văn ngắn về Đăm Săn.
Phát biểu cảm nghĩ về một kia niệm trong một giờ học văn có ý nghĩa nhất đối với em
Help me!!!
Mình đang cần gấp!!!:((
Cảm ơn!!!
mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ
Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.
Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?
Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).
Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:
“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ
Những sư đoàn không súng, lại xung phong
Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ
Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”
(Tố Hữu).
Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.
Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.
Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”