Đời sống vật chất:
- Nhà ở phổ biến ở cư dân Văn Lang là nhà sàn.
- Làng chạ: thường vài chục gia đình sống quây quần.
- Đ i lại chủ yếu bằng thuyền
- Thức ăn chính là cơm nếp.
- Về trang phục: nam đóng khố, nữ mặc váy có yếm trên ngực
Đời sống tinh thần:
- Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: người quyền quý, dân tự do, nô tì
- Sự phân chia giữa các tầng lớp vẫn còn chưa sâu sắc
- Họ thường tổ chức lễ hội vui chơi
- Họ thờ cúng các lực lượng tự nhiên, chôn người chết kèm theo công cụ và đồ trang sức
- Họ ăn trầu gói bánh chưng, bánh giầy.
* Đời sống vật chất:
- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.
- Ở: Tập quán ở nhà sàn.
- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.
* Đời sống tinh thần:
- Tín ngưỡng:
+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.
- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.