Bằng một đoạn văn nghị luận hình thúc diễn dich (10-12câu)em hãy làm rõ vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ Que hương của Tế Hanh lúc ra khơi trong đó có sử dụng câu phủ đinh
phân tích biện pháp tu từ
hằng năm cứ vào cuối thu , lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc , lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
AAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAA help meeeeeeeeeeeeeeee sấng mai mk noopj rồi
Mí friends ơi ! Giúp mình vs mình đang cần gấp lắm ạ......
Có ý kiến cho rằng : Bài thơ " Quê Hương " của Tế Hanh đã thể hiện tình iu quê hương tha thieetscuar tác giả khi xa quê. Qua bài thơ , em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
giải thích ngắn gọn nhận định "không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người"
1) chép lại khổ thơ cuối của bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ " của minh Huệ và nêu ý nghĩa.
phân tích và sữa lỗi diễn đạt trong những câu sau:
a Bà em tuy đã 80 tuổi nhưng mắt còn tinh lắm. Đêm tối, bà vẫn " xâu chỉ luồn kim " may vá
b Con đường dẫn chiếc xe lượn sát bờ vực, đâm xuyên qua cánh rừng thông rồi 15 phút sau từ từ đỗ trước cổng một vi-la xinh xắn
cái đề nó như này, mấy man giúp vs!!! thanks nhìu!!!!!
viết bài văn nghị luận vs nội dung xoay quanh các vấn đề:
- bàn về 1 số tệ nạn, vấn nạn trong xã hội hiện đại ngày nay đối vs học sinh: gian lận trong thi cử, sử dụng điện thoại tùy tiện, bạo lực học đường...
- bàn về vai trò của tham quan du lịch vs học sinh.
Mấy bạn đọc câu chuyện này rồi cho mình ý nghĩa cảu câu chuyện trên là gì nha!!
ĐỔI MẠNG SỐNG CỦA MẸ VÌ ĐỒ HIỆU
- Mẹ à (giọng nó đong đỏng)… Bạn con toàn mua đồ hiệu mặc không đấy, 1 cái quần của nó đôi khi bằng cả chiếc xe máy con đang đi… Con xin mẹ đấy… Cho con tiền mua vài bộ đi…Tết đến nơi rồi mà mẹ xem con xấu xí quê mùa chưa nè …
– Nhưng trong tủ con còn vài bộ, vẫn còn mới lắm mà…
– Trời… Mẹ nói mấy bộ đó hả, toàn hàng đổ đóng, vài chục ngàn 1 cái. Với lại mẹ mua cho con thôi chứ không đời nào con mua.
- Vậy con cần bao nhiêu?
- Dạ năm triệu!
– Trời! Bây giờ làm sao mẹ có 5 triệu cho con bây giờ, nhà mình nghèo quá mà, con xem tết sắp đến rồi mà nhà mình có sắm sửa gì được đâu, nay con lại xin thêm một khoản tiền lớn như vậy.
– Mẹ ơi, cái nhà mình có vác ra đường được không, còn cái mặt con này, con phải gặp lũ bạn hằng ngày đấy, mặc đồ như con quê chết đi được.
– Nhưng mẹ thật sự không có tiền!
– Con không biết. Nếu mẹ không cho con thì con bỏ nhà đi, tự con đi tìm lấy vậy. Con cũng chán sống ở ngôi nhà mục nát này lắm rồi!
– Thôi được rồi con cho mẹ một tuần được không?
– Hừ! Vậy thì một tuần… Mẹ nhớ nhé!
Nó bỏ đi. Mẹ nó ngồi thở dài sau cuộc nói chuyện, những vết nhăn trên trán nay lại hiện rõ hơn. Bà ngoái nhìn lên bàn thờ nơi có tấm hình chồng vẫn đang dõi mắt theo bà. Bà khóc. Bà trách sao ông ra đi quá sớm, để lại bà với những lo toan. Bà trách sao ông không ở lại để cùng bà san sẻ những gánh nặng, giờ đây cái gánh nặng trên vai bà lại được tăng lên, thằng con trai đang tuổi lớn lại không muốn thua sút bạn bè, bà phải làm sao đây khi trong nhà còn không có được một đôi đũa lành lặn, cái nghèo nó đeo đuổi bà bao năm nay giờ vẫn chưa buông tha. Bà lặng lẽ cúi mặt nước mắt chảy dài.
Vóc dáng bà nhỏ nhắn, lom khom để rửa từng cái bát cho nhà hàng, bà làm liên tục, không một phút nghỉ ngơi, bà chỉ biết làm càng nhiều thì sẽ có càng nhiều tiền, bà nhận thêm phần việc đan giỏ len của cô hàng xóm để kiếm thêm vài đồng vào buổi tối, bà ít ăn hơn, bà chỉ biết làm và làm.
Có lẽ giây phút mà bà rời khỏi công việc là lúc đi hâm nóng đồ ăn cho nó, bà lo cho nó từng miếng cơm, sợ thức ăn không đủ nóng sẽ làm nó khó nuốt, sợ cái bổn phận làm mẹ chưa tròn với con, bà lo lắng nhiều điều, việc nó đi sớm về trễ cũng làm bà đau đáu, mắt bà càng ngày càng xâu húp, tưởng chừng như không thể nhìn thấy đôi mắt luôn u buồn nữa.
–Lại là trứng à… Hôm qua trứng luộc hôm nay trứng chiên, hôm qua canh bí hôm nay canh bầu. Mẹ à… Mẹ có hâm nóng mấy món này bao nhiêu lần đi chăng nữa thì con cũng chẳng thể nào nuốt trôi, sao mẹ dè xẻn thế… Mẹ xài thoáng một chút nữa có được không?
– Mẹ… mẹ…xin lỗi!
– Ngày mai con không muốn thấy mấy món trứng này nữa đâu… Mẹ hiểu con nói gì rồi đó.
Với bà nó còn hơn cả một đứa con, dường như nó là một trách nhiệm, một bổn phận mà bà phải luôn hoàn thành, đã biết làm thế nó sẽ càng hư, sẽ càng ngổ ngáo, nhưng vì bà quá thương con nên bà đành cam chịu. Lời ra tiếng vào nói bà là người nhu nhược, ngu ngốc, nhưng nào có ai biết được tấm lòng của một người mẹ cao cả như thế nào.
– Xem như vậy mẹ cũng còn thương con, hơm nay có thịt và canh rau, khá hơn hôm qua nhưng sao canh ít vậy.
– À… Hồi nãy mẹ hơi đói nên ăn trước rồi, phần đó là của con.
Để ngoài tai những lời bà đang giải thích nó cho miếng thịt vào miệng nhai ngấu ngiến, bà nhìn nó ăn mà nước mắt bà trào, bà quay mặt đi, lặng lẽ không một tiếng động. Bà lại tiếp túc trở lại với công việc của mình.
Đôi bàn tay nhám nhụi ấy bây giờ lại thêm những vết kim đâm vào, những lần như thế bà lại khẽ giật mình và cho ngón tay vào miệng ngậm, bà sợ cái đau làm bà la toáng lên làm nó thức giấc, những giây phút ấy đôi mắt bà ngồi với ngọn đèn dầu le lói, nhìn chiếc bóng của mình chảy dài trên tường bà trò chuyện với chiếc bóng ấy bằng những dòng suy nghĩ, bằng những cái rung ở bờ môi, bằng những giọt nước mắt căng tràn.
Bà trách cho thân phận quá nghèo, không thể lo cho đứa con trai được bữa cơm no trọn vẹn, bà trách sao mình vô dụng không thể cho con mình một chiếc áo đủ ấm, những lúc ấy chỉ có bà cô độc, bà không biết chia sẽ cùng ai, rồi bà sợ những cơn gió đầu xuân thổi qua làm nó lạnh run, bà sợ những cơn mưa lạnh làm nó thức rất vì những lỗ hỏng trên mái nhà và bà sợ, sợ một ngày nó sẽ bỏ bà ra đi, sợ cái cảnh không được nhìn thấy gương mặt thương yêu của nó, bà bấu chặt lòng ngực mà khóc.
– Mẹ làm gì thế sao chưa ngủ? Giọng nó chợt vang lên trong đêm:
– À… mẹ…
- Mẹ ăn cơm à?
–Ừ. Làm muộn quá nên mẹ hơi đói.
– Trời ạ, nhà đã nghèo mà mẹ còn ăn hai, ba lần như thế gạo nào mà chịu nổi.
– Mẹ chỉ ăn phần cơm thừa ở nhà hàng để lại thôi con yên tâm.
– Mà mẹ ăn với gì vậy, không thấy đồ ăn, chỉ thấy bát nước thế này?
– À tại mẹ đói quá, nhờ chén nước lọc này thay canh để dễ nuốt hơn đó mà, con đi ngủ đi mẹ ăn sắp xong rồi!
Càng gần đến ngày hẹn với nó bà càng căng sức ra, bà có gắng gượng đôi mắt yếu ớt của mình lên để chóng lại cái mệt mỏi, bà cố gắng làm cho xong hết cái giỏ này đến cái giỏ khác, cứ thế cho đến gà gáy bà mới chợp mắt được một chút thì bà lại phải dậy đi, cái mệt mỏi của ngày hôm nay qua lại được cộng dồn cho ngày hôm sau, bà cố gắng quên đi, đôi lần bà quá yếu, chỉ biết há thật to cổ họng ra lấy sức.
Một tuần trôi qua, cậu con trai đến tìm mẹ.
– Hôm nay đúng 1 tuần rồi đấy, mẹ có tiền cho con chưa?
– Mẹ có rồi nhưng con phải xài cho thật đúng.
– Mẹ lôi thôi quá, mà mẹ cũng hay thật đấy, một tuần đã kiếm được năm triệu.
– Đó là số tiền mẹ giành dụm cho Tết này và số tiền những ngày qua mẹ đi làm có được, chỉ mong con biết quý trọng nó.
– Trời, thôi mẹ đừng giáo huấn nữa, tiền của con đâu?
– Đây, con cầm lấy! Tay bà mẹ dè dặt.
– Sao toàn tiền lẻ thế… Mà thôi cũng được, con đi đây.
Bà đổ khụy khi nó chưa kịp ra khỏi nhà.
– Này mẹ sao thế, không lẽ mẹ không muốn cho con tiền mà phải giả bệnh thế à, vậy thì giờ mẹ giữ lại đi con không cần nữa.
– À không - bà nói bằng giọng run run - Mẹ đau bụng xíu thôi lát nó hết à, không sao đâu con yên tâm. Tay bà ghì chặt bụng, miệng bấm thật chắc vào môi.
Nó quay đi với số tiền trên tay.
– Mẹ à, số tiền này con chỉ mua được 2 bộ thôi đấy. Mẹ lo cố mà kiếm thêm một ít nhé.
Nói rồi cậu ra khỏi nhà và đến thẳng tiệm quần áo mà không mảy may nhìn lại.
– Mẹ à… con đói rồi mẹ dọn cơm cho con ăn đi.
Không có tiếng bà phản hồi như mọi ngày, im phăng phắc.
– Mẹ…Mẹ sao thế này?
Nó la toáng lên khi thấy bà nằm dưới nền đất, môi tím tái, khuôn mặt trắng bệch, cái lành lạnh đang dần thoát ra khỏi người bà, nó thất thần, bế sốc bà dậy chạy vội vào bệnh viện.
Bác sĩ hỏi cậu:
– Cậu có bao giờ thấy muỗi trong bao tử chưa?
– Ý ông là sao tôi không hiểu?
– Tôi tìm thấy trong bụng mẹ cậu một hỗn hợp gồm cơm khô và nước mưa, kèm theo đó là rất nhiều muỗi và lăng quăng, có lẽ bà ăn cơm khô trong suốt thời gian dài làm loét bao tử, còn nước mưa kia có lẽ bà uống để dễ trôi cơm nhưng vô tình làm nhiễm trùng đoạn bao tử bị loét.
Nó đổ gục…
– Tôi thắc mắc tại sao bà không dùng nước sạch mà lại dùng nước mưa cùng cơm?
Nó túm cổ áo ông bác sĩ:
– Ông nhiều chuyện quá, tôi muốn biết mẹ tôi thế nào rồi?
– Rất tiếc, nếu mẹ cậu được đưa vào đây sớm hơn, hoặc bà đủ sức khỏe để chống lại cơn đau đó thì mọi chuyện đã khác. Tôi xin lỗi.
Nó chết lặng, ông bác sĩ rời đi nhưng mang theo thứ quý báu nhất trần đời của nó, nó chỉ biết lặng im cho những giọt nước mắt nhẹ nhàng rơi, những giọt nước mắt vô vị.
Giờ thì nó đã hiểu, bà nấu ít phần canh là để giành thêm ít tiền cho nó và cả bát nước mưa kia nữa. Sao nó không nhận ra sớm hơn, sao nó không quay lại đỡ bà khi bà gục ngã, sao nó lại bỏ đi để bây giờ nó quay về thì bà đã ra đi mãi mãi, sao nó không nhận ra bà đang yếu đi từng ngày vì nó.
Bật khóc trong im lặng, nó ôm chặt bộ đồ nó vừa mua, bộ quần áo mới được mua… bằng chính mạng sống của bà!
Một câu chuyện mà đọng lại đâu đó trong mỗi người chúng ta những cảm xúc khác nhau. Trách móc có, cảm thông có nhưng chúng ta nhận được một bài học vô cùng sâu sắc trong câu chuyện trên: Tình thương mà cha mẹ dành cho chúng ta là vô bờ bến, cha mẹ luôn sẵn sàng làm mọi thứ để đem những điều tốt đẹp nhất đến cho con cái của mình. Thậm chí là những việc mà phải đánh đổi cả mạng sống của mình đi chăng nữa thì cha mẹ vẫn sẽ làm. Vì thế, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy báo đáp công ơn cao cả đó bằng cách ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, để không phụ lại sự hi sinh, vất vả mà cha mẹ đã bỏ ra. Câu chuyện của em đến đây là hết, xin cảm ơn quý ban giám khảo, quý thầy cô và các bạn học sinh đã lắng nghe. Em xin chúc hội thi thành công rực rỡ!
Đọc Đoạn Thơ Sau
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Hãy viết đoạn văn khoảng 8-10 câu theo hình thức quy nạp? Nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ trên