* Nguyên nhân:
- Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị ngày càng gay gắt.
- Các cuộc đình công của công nhân kéo dài, quần chúng xuống đường biểu tình... Chính phủ nhiều nước Đông Âu đã đàn áp các phong trào quần chúng, không đề ra các cải cách cần thiết và đúng đắn.
* Diễn biến:
- Tới cuối năm 1988, khủng hoảng lên tới đỉnh cao. Khởi đầu từ Ba Lan, sau đó lan nhanh sang các nước Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Cộng hoà Dân chủ Đức. Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Nam Tư và An-ba-ni. Ở các nước này, mít tinh, biểu tình diễn ra dồn dập đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do mà mũi nhọn đấu tranh nhằm vào đảng cộng sản cầm quyền.
- Lợi dụng thời cơ đó và sự tiếp sức của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ra sức kích động quần chúng, đẩy mạnh các hoạt động chống phá.
- Ban lãnh đạo các nước Đông Âu đã phải chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị và tiến hành tổng tuyển cử tự do.
* Hậu quả:
- Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, giành được chính quyền nhà nước ; các đảng cộng sản bị thất bại, không còn nắm chính quyền.
- Tới cuối năm 1989 chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.