Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Nguyễn Châu

Hãy miêu tả về một công trình kiến trúc và kể về một câu chuyện mà em biết về nước việt nam thời phong kiến

Hoa Phạm Thanh
4 tháng 11 2016 lúc 21:04

Mình tả chùa một cột nha!

Chùa Một Cột có tên khác là chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thảng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội (ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh).

Chùa Một Cột là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Chùa có kiến trúc độc đáo, được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên.

Nói đến chùa Một Cột ngoài ý nghĩa tâm linh ta thì ta không thể không nói đến kiến trúc độc đáo của quần thể khu di tích này. Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu, nhắc lại ở đây một thời đã có một cụm kiến trúc độc đáo.

Chùa xây chỉ có một gian gọi là Liên Hoa Đài (đài hoa sen), ta quen gọi là chùa Một Cột. Chùa có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.

Phần trên thân trụ mang 8 cánh gỗ, trông tựa bông sen nở, lại có chức năng ăn liền với mộng 8 cột của chùa (4 cột lớn và 4 cột phụ). Các cột này đỡ lấy các đòn ngang của mái chùa. Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu về mặt nguyệt. Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm toạ lạc (có nhiều tay), sơn mầu vàng. Phía trên tượng Phật là hoành phi “Liên hoa đài” (đài hoa sen). Tượng Phật Quan Âm cũng ngồi trên 1 bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất. Chùa có 4 mái, 4 đầu đao cong được đắp hình đầu rồng.

Từ mặt sân chùa lên tới sàn chùa để tụng kinh lễ bái, phải bước lên 13 bậc, bậc rộng 1,4m, hai bên có thành tường xây gạch. Điểm đặc biệt là ở mặt tường bên trái có gắn bia đá rộng 30cm, dài 40cm. Đó là bia được viết vào đời Cảnh Trị III đời vua Lê Huyền Tông (1665) do Tỳ khưu Lê Tất Đạt ghi.

Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng hoa sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng, đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ như đường lượn của cánh sen, thiếp lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc như chia sẻ, hoà đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người rũ sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn như nhà sư Huyền Trang (1254-1334) dưới thời Trần đã viết:

Vạn duyên bất nhiễu thành giã tục
Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan.

Tạm dịch:

Mối duyên chẳng bợn, ngǎn lòng tục,
Phiền nhiễu khuấy lâng, rộng nhãn quang.

Trải qua bao nhiêu triều đại được các bậc đế vương và quan lại nâng niu chăm sóc, trùng tu tôn tạo, ngày 28-4-1962 Bộ Văn hóa đã xếp hạng là “Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia”.

Ngày 4-5-2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam” và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10-10-2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” cho chùa Một Cột.

Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn Hóa – Thương mại và Khách Sạn “Hà Nội – Matxcova”, là công trình lớn nhất của người Việt Nam tại nước ngoài hiện nay.

Có thể nói, chùa Một Cột là một trong những điểm tham quan mà không ai có thể bỏ qua khi đến với thủ đô Hà Nội.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Tính Lê Thanh
Xem chi tiết
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
Xem chi tiết
korea thang
Xem chi tiết
gtrutykyu
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Ngân
Xem chi tiết
quỳnh ân
Xem chi tiết
Bi Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Tường Vy Trần
Xem chi tiết