Bài 21. Ôn tập chương IV

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phạm thị thu phương

hãy lập bảng thống kê các thành tựu kinh tế của thời Lý ,Trần và Lê Sơ

Thảo Phương
11 tháng 2 2018 lúc 8:54
a/ Nông nghiệp
_ giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.
_ khác nhau:
+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế
+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều
b/ Thủ công nghiệp
_ giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )
c/ Thương nghiệp
_ giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp
2./ Nêu những thành tựu nổi bật nền văn hóa thời Lê sơ.
_ Văn học: có nhiều tác phẩm văn học có giá trị ( Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Quỳnh uyển cửu ca,... ) với nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện lòng tự hào dân ộc.
_ Toàn học: có cuốn Đại thành toán pháp
_ Sử học: có bộ sách Đại Việt sư kí toàn thư
_ Địa lí: có cuốn Dư địa chí
_ Nghệ thuật truyền thống ( ca múa, chèo tuồng,...) được phục hồi và phát triển
_ Nghệ thuật điêu khắc đạt tới đỉnh cao với kĩ thuật điêu luyện, phong cách đồ sộ
3./ Trình bày hậu quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn.
_ Tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.
_ nhân dân cả nước đói kém, khiêu bạt khắp nơi. Quân lính của 2 bên thiệt mạng rất nhiều, nhất là dân của các vùng binh lửa thì chết chóc , ly tán, cực khổ
4./ Nêu những cống hiến của Quang Trung (Nguyễn Huệ) trong phong trào Tây Sơn.
_ Lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền móng cho sự thống nhất quốc gia.
_ Đánh tan 29 vạn quân Thanh, 5 vạn quân xiêm, ảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
_ Thi hành những chính sách hợp lí, đúng đắn để phát triển kinh tế, giữ gìn văn hoá dân tộc.
5./ Nêu những điểm mới về văn hóa nước ta từ thế kỉ XVI - XVIII.
_ Tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Nho giáo không còn chiếm vị trí độc tôn, Phật giáo phát triển
+ Đạo Thiên chúa được truyền bá rộng rãi
+ Tín ngưỡng truyền thống được phát huy: tờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng
_ Giáo dục:
+ Đàng ngoài: các kì thi được tổ chức đều dặn nhưng số người đỗ không cao.
+ Đàng trong: năm 1646, chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên.
+ Thời vua Quang Trung chữ Nôm được chọn làm chữ viết chính thức của quốc gia.
_ Văn học:
+ Văn học chứ Hán suy thoái, văn học chữ Nôm phát triển mạnh
+ Văn học dân gian có nhiều thể loại: ca doa, tục ngữ, truyện cười,..
+ Chữ quốc ngữ ra đời nhưng chưa được phổ biến rộng rãi
_ Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc phát triển
+ Nghệ thuật dân gian, sân khấu cũng rất phát triển: tuồng, chèo, ca địa phương,...
_ khoa học kĩ thuật:
+ Phát triển mạnh khoa học lịch sử, địa lí, y học, quân sự, triết học,..
+ Kĩ thuật đúc súng, đóng chiến thuyền, xây thành trì,... phát triển
Thảo Phương
11 tháng 2 2018 lúc 8:54

Về nông nghiệp
- Giống:
+ nông nghiệp phát triển
+ nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng
+ xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.
- Khác:
+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế
+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều
Về thủ công nghiệp
- Giống:
+ nhiều ngành nghề thủ công phát triển
- Khác:
+ Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )
Về thương nghiệp
- Giống:
+ cả nội thương và ngoại thương đều phát triển
- Khác:
+ Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp

Dương Hạ Chi
11 tháng 2 2018 lúc 9:13

*Thời Lý:

- Nông nghiệp:

+ Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nông dân canh tác và nộp thuế.

Nông nghiệp phát triển, được mùa liên liên tục.

- Thủ công nghiệp:

+ Các nghề thủ công nghiệp phát triển: dệt, làm gốm,...

+ Có nhiều công trình nổi tiếng: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên,...

- Thương nghiệp:

+ Hoạt động trao đổi, buôn bán tấp nập hơn trước.

+ Vân Đồn trở thành trung tâm buôn bán sầm uất.

* Thời Trần:

- Nông nghiệp:

+ Công cuộc khai khẩn đất hoang, lập làng, xã được mở rộng, đê điều được củng cố.

+ Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang, lập điền trang.

+ Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc, vương hầu.

+ Ruộng đất tư hữu ngày càng nhiều.

Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.

- Thủ công nghiệp:

+ Được nhà nước tập trung quản lí nên rất pát triển và mở rộng gồm nhiều nhành nghề khác nhau.

+ Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến.

+ Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lập thành các làng nghề, phường nghề.

+ Các sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, trình độ được cải thiện.

- Thương nghiệp:

+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

+ Nhiều trung tâm kinh tế được mở rộng.

* Thời Lê Sơ:

- Nông nghiệp:

+ Giải quyết vấn đề về ruộng đất, khai hoang, cho bính lính về quê sản xuất.

+ Đặt một số chức quan chuyên trách.

+ Ban hành chính sách quân điền, chia ruộng đất công cho làng xã.

+ Cấm giết trâu, bò.

+ Đắp đê ngăn mặn.

- Công thương nghiệp:

+ Các ngành nghề thủ công truyền thống ngàu càng phát triển.

+ Các xưởng thủ công do nhà nước quản lí, sản xuất các đồ dùng của vua, quan.

+ Ngành khai mỏ được đẩy mạnh.

+ Mở chợ ở nhiều nơi, buốn bán với nước ngoài vẫn được duy trì.


Các câu hỏi tương tự
jin kim
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Thắng Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bảo Ngọc.
Xem chi tiết
Minh Châu
Xem chi tiết
Phù Minh Huyền
Xem chi tiết
Phan Đạt
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Trung Dũng
Xem chi tiết