Văn mẫu lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thu Ngân

Hãy làm rõ bản chất xấu xa của bọn quan lại trong xã hội cũ qua văn bản Sống chết mặc bay

Trần Nguyễn Bảo Quyên
16 tháng 4 2017 lúc 12:33

Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày", tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dầu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận lương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ *********". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quân gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"...

Đạt Trần
16 tháng 4 2017 lúc 15:32

1. Cảnh đê sắp vỡ:

- Thời gian: “gần một gời đêm”

- Không gian: “trời mưa tầm tã,nước sông Nhị Hà lên to”

- Địa điểm: “Khúc sông làng X,thuộc phủ X,hai ba đoạn đã thẩm lậu”

® Đêm tối, mưa to không ngớt, nước sông dâng nhanh có nguy cơ làm đê vỡ.

® có ý nghĩa thắt nút ® tạo tình huống có vấn đề để từ đó các sự việc liên tiếp sẽ xảy ra.

2. Cảnh trên đê và cảnh trong đình trước khi đê vỡ:

Cảnh vỡ đê

Cảnh trong đình

- Trời mưa tầm tã

- Nước sông dâng to cuồn cuộn, bốc lên

- Dân phu hàng trăm nghìn người cố hết sức hộ đê – tình cảnh thật bi thảm.

- Dân xao xác gọi nhau, tiếng trống,tiếng ốc thổi vô hồi – lo thay, nguy thay.

- Dân cố hết sức nhưng vô vọng, sức người không địch nổi sức trời.

Cụ thể:

+ Hình ảnh: “Kẻ thì …lướt thướt như chuột”

+ Âm thanh: “Trống đánh … xác gọi nhau”

+ Nhiều từ láy tượng hình (bì bõm …). Kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than thay, lo thay…)

® hối hả, chen chúc, nhếch nhác, thảm hại ® dựng lại cảnh dân đang chống chọi với nước, để đối lập với cảnh tượng trong đình

- Đê vỡ thật – dân rơi vào cảnh thảm sầu.

Þ thiên nhiên đang đe doạ cuộc sống, người dân trông thật thảm sầu

- Đình vững chãi, cao ráo, cách xa khúc đê xắp vỡ.

- Không khí tĩnh mịch, nghiêm trang, đèn thắp sáng trưng.

- Quan uy nghi, chiễm chệ, nhàn nhã, đầy đủ nghi thức, đầy đủ tiện nghi. Cụ thể:

+ Chân dung: uy nghi, chễm chệ … mà gãi

+ Đồ vật: bát yến hấp…đồng hồ vàng

- Quan đam mê tổ tôm “đê vỡ mặc đê” … không bằng nước bài cao thấp.

- Quan hù doạ, quát nạt: “đê vỡ rồi ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày.”

® là viên quan béo tốt, nhàn nhã, thích hưởng thụ, hách dịch ® đối lập với thảm cảnh của người dân ® thể hiện ý nghĩa phê phán của truyện

- Quan:

+ Khi nghe tin đê vỡ: “Đê vỡ rồi… Có biết không?”

+ Khi ù nước bài lớn: “Ù! Thông tôm, chi chi nảy!… Điếu mày!”

® sử dụng ngôn ngữ đối thoại + tương phản ® khắc hoạ thêm tính cấch tàn nhẫn, vô lương tâm của quan phụ mẫu và tố cáo bọn quan lại vô trách nhiệm với mạng sống của con người.

Þ tôn nghiêm trật tự, quan uy nghi, đường bệ, nhàn nhã với niềm vui phi nhân tính.

3. Cảnh đê vỡ:

- Ngôn ngữ miêu tả: “Khắp mọi nơi …ngập hết”

- Ngôn ngữ biểu cảm: “Kẻ sống …kể sao cho xiết”

® vừa gợi tả được cảnh tượng lụt lội do đê vỡ vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả ® có vai trò mở nút, thể hiện tình cảm nhân đạo của tác giả.


Các câu hỏi tương tự
Thu Thảo
Xem chi tiết
Linhh Nguyễn
Xem chi tiết
Duc manh Le dang
Xem chi tiết
Phạm Hoài Thu Thảo
Xem chi tiết
abcdd
Xem chi tiết
Phan Tú Quyên
Xem chi tiết
khuất thùy dương
Xem chi tiết
Phạm Trung Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Hải anh
Xem chi tiết