Tổng hợp kiến thức chuyên đề: Các nước Đông Bắc Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Văn Quốc Huy

Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc và sự phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

 

Lê Tấn Sanh
29 tháng 2 2016 lúc 13:17

-Hoàn cảnh ra đời :

            Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế và văn hoá, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác giữa các nước.

Đồng thời, họ muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực.

Những tổ chức có tính khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.

=> Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băngcốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên là Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.

-Mục tiêu của ASEAN là : phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác giữa các nước thành viên vì một Đông Nam Á  hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.

-Hiệp ước Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau ; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực ; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình ; hợp tác  trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội.

 -Sự phát triển của ASEAN :

            Từ 1967-1975 ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác còn lỏng lẻo.

             Tổ chức ASEAN  ngày càng củng cố và phát triển từ sau khi  kí kết Hiệp ước ước Bali, (2.1976) và nhất là từ sau khi “vấn đề Campuchia” được giải quyết.

.             Năm 1984 Brunây gia nhập, Năm1995 – Viêt Nam, Năm 1997 – Lào và Mianma, Năm 1999 – Campuchia. Từ năm nước sáng lập, đến năm 1999. ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên.

cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nghiêm trọng, sau vài năm khắc phục, kinh tế mới dần phục hồi.

            Hạn chế: dễ bị hòa tan khi hội nhập với kinh tế thế giới.

Hung Tran Quoc
12 tháng 11 2020 lúc 15:02

Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:

+ Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài...

+ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po).

Mục tiêu hoạt động:

- “Tuyên bố Băng Cốc” (8/1967) đã xác định mục tiêu hợp tác kinh tế, văn hóa, duy trì hòa bình, ổn định khu vực.

Nguyên tắc hoạt động:

- “Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á” - Hiệp ước Ba-li (2/1976) xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên.

+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hiện nay ASEAN có mười nước thành viên là:

1. Việt Nam

2. Lào

3. Cam-pu-chia

4. Ma-lai-xi-a

5. In-đô-nê-xi-a

6. Thái Lan

7. Phi-líp-pin

8. Xin-ga-po

9. Mi-an-ma

10. Brunây

Và 2 nước quan sát viên là: Pa-pua Niu Ghi-nê; Đông Ti-mo

Cơ hội hợp tác phát triển:

Sau Chiến tranh lạnh, nhất là khi “vấn đề Cam-pu-chia” được giải quyết, tình hình Đông Nam Á được cải thiện, các nước lần lượt gia nhập ASEAN: Việt Nam 1995, Lào và Mi-an-ma 1997, Cam-pu-chia 1999.

Với 10 nước thành viên, qui mô dân số trên 500 triệu, ASEAN trở thành 1 tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế (AFTA, 1992) hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF, 1994) với sự tham gia của nhiều nước ngoài khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ, Ấn Độ,...

(Bạn cần liên hệ thêm các cuộc đối thoại ASEAN +1, +2;+3... với các nước như Hoa Kỳ, trung Quốc, Nhận Bản... để thấy thêm được vị thế và uy tín của Hiệp hội này...)

Khách vãng lai đã xóa
Huy Trần
21 tháng 1 2022 lúc 22:32

Mục tiêu:

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực
Nguyên tắc hoạt động:
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa nhau bằng vũ lực .

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Việt Nam cần...

Tăng cường đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa các nước thành viên để xây dựng ASEAN ngày càng phát triển mạnh mẽ ổn định. Có thái độ kiên quyết nhất quán đấu tranh chống mọi âm mưu hành động sai trái của Trung Quốc trên biển Đông. Giải quyết tranh chấp về chủ quyền biển đảo bằng thương lượng hòa bình: tuyệt đối không dùng vũ lực hoặc đe dọa trên biển Đông..

Tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của quốc tế, giải quyết vấn đề biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trên biển Đông…


Các câu hỏi tương tự
Trần Anh Tài
Xem chi tiết
Lê Trung Dũng
Xem chi tiết
Mai Xuân Bình
Xem chi tiết
Phan Trần Quốc Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Cơ
Xem chi tiết
Dương Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Lê Tiến Đạt
Xem chi tiết
Ngô Võ Kim Cương
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Bin
Xem chi tiết