Hành vi của của nhân vật trong các trường hợp sau có phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh không? Vì sao?
a. Ông N và bà K đều mở cửa hàng kinh doanh các vật tư nông nghiệp như: giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,.. Cả ông N và bà K đều bán một số sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm sử dụng. Tuy nhiên, khi cán bộ cơ quan chức năng kiểm tra thì chỉ xử phạt hành chính đối với bà K, còn ông N thì được bỏ qua vì có mối quan hệ họ hàng với cán bộ kiểm tra.
b. Bà Đ nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Sau khi được cấp phép kinh doanh, bà Đ đã chủ động tuyển dụng lao động, tìm đối tác kinh doanh, quảng cáo nhằm thu hút khách hàng. Thời gian đầu, doanh nghiệp của bà Đ còn bỡ ngỡ trong hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, sau đó nhờ tìm hiểu kĩ hơn các quy định của pháp luật, bà Đ đã bổ sung đầy đủ số tiền thuế còn thiếu đúng thời hạn.
- Trường hợp a: Hành vi của ông N và bà K không phù hợp vì vi phạm điều cấm của luật. Cụ thể, theo Phụ lục IV Luật Đầu tư năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), ông N và bà K sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lí tuỳ theo tính chất và múc độ. Cán bộ cơ quan chức năng kiểm tra cũng không làm hết chức năng của mình. Cán bộ cơ quan chức năng do có mối quan hệ họ hàng với ông N nên đã bỏ qua mà không xử lí. Như vậy, cán bộ cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
- Trường hợp b: Hành vi của bà phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế. Vì bà là chủ doanh nghiệp nên bà có quyền được tuyển dụng lao động, tìm đối tác kinh doanh cũng như chiến lược đầu tư để phát triển doanh nghiệp. Ở đây, bà có nộp thiếu tiền thuế do mới thành lập nên còn bỡ ngỡ trong việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, bà Đ đã kịp thời nộp bổ sung đầy đủ số tiền thuế đúng hạn.