Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Phương Anh

Hai khối gỗ A và B hình hộp lập phương cùng có cạnh là a = 12cm, trọng lượng riêng của khối A là d1 = 6000 N/m3, trọng lượng riêng của khối gỗ B là d2 = 12000 N/m3 được thả trong nước có trọng lượng riêng d0 = 104 N/m3. Hai khối gỗ được nối với nhau bằng 1 sợi dây mảnh dài l = 20 cm tại tâm của một mặt.Tính lực căng của sợi dây nối giữa A và B

ling Giang nguyễn
8 tháng 8 2020 lúc 22:07

Đổi 12cm=0,12m; 20cm=0,2m

Thể tích của mỗi khối gỗ là:

\(V=a^3=0,12^3=0,001728\left(m^3\right)\)

Do có cùng thể tích nên lực đẩy Ac- si- mét tác dụng lên quả cầu là như nhau:

\(\Rightarrow F_A=d_0V=0,001728.10000=17,28\left(N\right)\)

Trọng lượng của mỗi vật là:

\(P_1=d_1V=0,001728.6000=10,368\left(N\right)\)

\(P_2=d_2V=12000.0,001728=20,736\left(N\right)\)

Do P1<FA<P2 nên khối gỗ A nổi, B chìm.

Các lực tác dụng lên khối gỗ A:

+, Trọng lượng của vật: \(P_1\)

+, Lực đẩy Ac-si mét: \(F_A\)

+, Lực căng của sợi dây: T

Các lực tác dụng lên khối gỗ B:

+, Lực căng của sợi dây:T

+, Lực đẩy Ác -si-mét: FA

+, Trọng lượng của vật :P2.

Do vật B nổi lơ lửng trong nước:

\(\Rightarrow F_A+T=P_2\)\(\Rightarrow T=P_2-F_A=20,736-17,28=3,456\left(N\right)\)


Các câu hỏi tương tự
Khánhh Ngọcc
Xem chi tiết
Nguyên Thảo
Xem chi tiết
Nga Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
wary reus
Xem chi tiết
NGÔ HOÀNG VY
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
vy huyền
Xem chi tiết
vy huyền
Xem chi tiết