Bài 8: Khi nào thì AM MB = AB ?

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

Gọi M và N là hai điểm nằm giữa hai mút đoạn thẳng AB. Biết rằng AN = BM. So sánh Am và BN. Xét cả hai trường hợp (h.52)

Thien Tu Borum
18 tháng 4 2017 lúc 12:13

Giải: Xét cả hai trường hợp sau:

a) Xét trường hợp điểm M nằm giữa hai điểm A và N; Điểm N nằm giữa hai điểm B và M.

- Vì M nằm giữa A và M nên AN= AM+MN (1)

- Vi N nằm giữa B và M nên BM= BN + MN (2)

Mà AN= BM (đề bài) nên từ (1) và (2) suy ra AM + MN = BN + MN

Do đó: AM = BN.

b) Xét trường hợp điểm N nằm giữa A và M; điẻm M nằm giữa B và N.

- Vì N nằm giữa A và M nên AN + NM= AM (3)

- Vì M nằm giữa B và N nên BM + MN= BN(4)

Mà AN=BM(Đề bài) nên từ (3) và(4) AM=BN

Vũ Tú Anh
10 tháng 11 2017 lúc 11:03

Chúng ta sẽ giải bài toán theo hai trường hợp như trong hình:

Trường hợp a)

Giải bài 49 trang 121 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Vì M nằm giữa hai điểm A và N nên AN = AM + MN

Vì N nằm giữa hai điểm B và M nên BM = BN + MN

Theo đề bài: AN = BM nên AM + MN = BN + MN => AM = BN

(áp dụng tính chất: a + b = c + b => a = c)

Trường hợp b)

Giải bài 49 trang 121 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Vì N nằm giữa hai điểm A và M nên AN + MN = AM => AN = AM - MN

Vì M nằm giữa hai điểm B và N nên BM + MN = BN => BM = BN - MN

Theo đề bài: AN = BM nên AM - MN = BN - MN => AM = BN

(áp dụng tính chất: a - b = c - b => a = c)

Tóm lại: trong cả hai trường hợp thì hai đoạn thẳng AM và BN có độ dài bằng nhau.


Các câu hỏi tương tự
Cá Cơm Nho Nhỏ
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đỗ Hoài Ngọc
Xem chi tiết
đoàn thị minh thư
Xem chi tiết
huyền Lê
Xem chi tiết
Cô nàng xinh đẹp
Xem chi tiết
Diệp Em
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Cô nàng xinh đẹp
Xem chi tiết