Câu 22 . Từ C2H6 để điều chế C2H5COOH thì số phản ứng tối thiểu phải thực hiện là :
C2H6 → C2H4 → CH3CH2OH (+CO)→CH3CH2COOH
=> Chọn D : 3 phản ứng
Câu 23. Thứ tự sắp xếp theo sự tăng dần tính axit là :
CO2 là axit yếu, nhưng vẫn mạnh hơn phenol (nó đẩy được muối phenol)
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3
Do đó: C2H5OH < C6H5OH < CO2 < CH3COOH.
=> Chọn C
Câu 24. Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit là :
Độ âm điện Cl > Br > I => Khả năng hút e ClCH2- > BrCH2 - > ICH2-
=> Tính axit ICH2COOH < BrCH2COOH < ClCH2COOH.
=> Chọn C
Câu 25. Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất trên là :
Vì các chất có phân tử khối khác nhau và khác nhau về khả năng tạo liên kết hiđro và độ phân cực nên ta có :
Nhiệt độ sôi của : hidrocacbon < adehit < ancol < axit
=> Nhiệt độ sôi của : isopropylbenzen < benzandehit < ancol benzylic < axit benzoic
=> Chọn D : (1) < (3) < (2) <(4)
26. Ta thấy X có nối 3 ở đầu mạch vì X tác dụng được với AgNO3/NH3 tạo kết tủa đặc trưng.
Mặc khác oxi hóa tạo axit benzoic nên X là benzyl axetilen
Ta có : Độ bất bão hòa của X là : \(\dfrac{9.2+2-8}{2}=6\)
=> Phát biểu không đúng là X có 3 công thức cấu tạo phù hợp
=> Chọn A
Câu 27.So sánh tính axit của 1 số hợp chất hữu cơ là so sánh độ linh động của nguyên tử H trong HCHC.Hợp chất nào có độ linh động của nguyên từ H càng cao thì tính axit càng mạnh.
Nếu các hợp chất hữu cơ không cùng nhóm chức thì ta có tính axit giảm dần theo thứ tự:Axit Vô Cơ > Axit hữu cơ > H2CO3 > Phenol > H2O > Rượu.=> Tính axit được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải đúng là: C6H5OH < H2CO3 < CH3COOH < H2SO4
=> Chọn B