Bài viết số 5 - Văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Khánh Ly

giới thiệu về 1 thể loại văn học

Fuck
23 tháng 1 2017 lúc 20:55

Thơ lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển thuần túy việt nam.
Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gồm hai câu sáu tiếng và tám tiếng ,số câu không hạn định.
Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng, và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần, tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau, như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6 8 ,lại có cả vần lưng trong câu tám:
Thành tây có cảnh Bích Câu
Cỏ hoa họp lại một bầu xinh sao
Đua chen thu cúc xuân đào
lựu phun lửa hạ , mai chào gió đông
(Bích Câu kì ngộ)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu ,thứ tám phải là bằng,nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thay đổi chút ít,trước hết là số chữ có thể tăng thêm , và vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo:
tiền bạc ông lĩnh không biết bao cơ
ông làm quan giữa huyện dân có ăn nhờ chi ông
Về phối thanh, tiếng thứ hai có thể là thanh trắc,nhất là ở câu sáu có tiều đối:
dù mặt lạ , đã lòng quen
(bích câu kì ngộ)
Ngoài ra có thể gieo vần trắc, hệ thống bằng trắc trong tổ hợp hai câu sáu tám, do đó cũng thay đổi:
tò cò mà nuôi con nhện
ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
vần lưng có thể ở tiếng thứ hai,nhất là ở tiếng thứ tư, và lúc đó tiếng thứ tư đổi qua thanh bằng, và tiếng thứ sáu tiếp theo phải đổi sang thanh trắc:
thằng tây mà cứ vẩn vơ
có hổ này chờ chôn sống mày đây
( tố hữu, phá đường)
núi cao chi lắm ai ơi
núi che mặt trời chẳng thấy người thương
thể thơ lục bát phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng việt,với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.

Lưu Hạ Vy
23 tháng 1 2017 lúc 21:18

Thuyết minh đặc điểm thể thơ lục bát.
I/MB:
Giới thiệu thể thơ lục bát: Một thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý Việt Nam.
II/TB:
* Các đặc điểm:
- Số câu, số tiếng: Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gầm hai câu: sáu tiếng và tám tiếng. Số câu không hạn định.
- Gieo vần: Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần. Tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau. Như thế, ngoài vần chân có cả ở hai câu sáu và tám, lại có cả vần lưng trong câu tám:

"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười."​

- Phối thanh: Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng. Nhưng trong câu tám, hai tiếng thứ sáu và thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu, hoặc ngược lại:

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."​

- Ngoại lệ: Thơ lục bát biến thể:
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thể thay đổi chút ít.

"Núi cao chi lắm ai ơi,
Núi che mặt trời chẳng mấy người thương."​

- Tác dụng của thơ lục bát: Thể thơ lục bát phản ánh những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt. Với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
III/KB: Vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.
Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến sự hoàn thiện với thiên tài Nguyễn Du, thể thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Tố Hữu, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

_silverlining
23 tháng 1 2017 lúc 21:58
I/MB:
Giới thiệu thể thơ lục bát: Một thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý Việt Nam.
II/TB:
* Các đặc điểm:
- Số câu, số tiếng: Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gầm hai câu: sáu tiếng và tám tiếng. Số câu không hạn định.
- Gieo vần: Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần. Tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau. Như thế, ngoài vần chân có cả ở hai câu sáu và tám, lại có cả vần lưng trong câu tám: "Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười."​ - Phối thanh: Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng. Nhưng trong câu tám, hai tiếng thứ sáu và thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu, hoặc ngược lại: "Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."​ - Ngoại lệ: Thơ lục bát biến thể:
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thể thay đổi chút ít. "Núi cao chi lắm ai ơi,
Núi che mặt trời chẳng mấy người thương."​ - Tác dụng của thơ lục bát: Thể thơ lục bát phản ánh những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt. Với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
III/KB: Vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.
Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến sự hoàn thiện với thiên tài Nguyễn Du, thể thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Tố Hữu, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Trần Nguyễn Bảo Quyên
23 tháng 1 2017 lúc 22:18

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về ca dao Việt Nam

Thân bài:

– Trình bày định nghĩa về ca dao

– Giới thiệu những đặc điểm của ca dao

– Giới thiệu những nội dung lớn của ca dao Việt Nam.

– Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao Việt Nam.

– Đánh giá về vai trò và tác dụng của ca dao Việt Nam trong nền văn học của dân tộc và trong đời sống mọi người.

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của ca dao.

2. Dàn ý chi tiết

Mở bài:

– Ca dao được coi là thơ trữ tình dân gian nhằm diễn tả thế giới nội tâm phong phú của con người.

– Ca dao là thơ của vạn nhà, tấm gương soi của tâm hồn dân tộc.

Thân bài:

– Trình bày định nghĩa về ca dao.

– Giới thiệu những đặc điểm của ca dao:

+ Ca dao (hay được gọi là thơ trữ tình – trò chuyện) diễn tả đời sống nội tâm của và con người trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

+ Đề tài phản ánh của ca dao rất rộng bao gồm ca dao nghi lễ – phong tục, ca dao gắn liền với sinh hoạt gia đình, ca dao gắn với sinh hoạt cộng đồng.

+ Một số kiểu nhân vật trữ tình của ca dao là: người mẹ, người vợ, người con (trong quan hệ gia đình), chàng trai – cô gái (trong quan hệ tình yêu), người phụ nữ, người dân thường (trong quan hệ xã hội).

+ Những tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình và cách thể hiện thế giới nội tâm của kiểu nhân vật này đều mang tính chung, phù hợp với lứa tuổi, gia đình, nghề nghiệp,…

+ Xét về hình thức diễn xướng, ca dao có hai hình thức cơ bản nhất là hát cuộc và hát lẻ.

– Giới thiệu những nội dung lớn của ca dao Việt Nam:

+ Ca dao phản ánh những tình cảm cao đẹp, yêu thương tình nghĩa của con người trong các mối quan hệ. Đó là tình cảm gia đình (tình cảm cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ, vợ chồng), tình cảm xã hội (tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm với lao động sản xuất con người,…).

+ Ca dao là tiếng hát than thân của con người về những nỗi khổ trong cuộc sống mà chủ yếu là nỗi khổ của người phụ nữ. Bên cạnh đó, ca dao là tiếng nói phản ánh chống lại cường quyền (vua, quan) và những hủ tục gây nhiều nỗi khổ cho con người (như tục ma chay, tục cưới hỏi,…).

+ Ca dao trào phúng là tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu, những tính cách xấu của con người.

– Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao:

+ Ca dao chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể (90% ca dao sưu tầm được). Trong ca dao còn có các thể thơ khác như song thất lục bát, vãn bốn, vãn năm.

+ Ca dao rất giàu biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ và đặc biệt rất nhiều hình ảnh biểu tượng được sử dụng.

+ Ca dao thường xuất hiện với những hình thức lặp lại: lặp kết cấu, lặp hình thức mở đầu là một dòng thơ hay cụm từ, từ; lặp hình ảnh. Cho nên, khi phân tích ca dao, phải xuất phát từ những hình thức lặp đó.

+ Ngôn từ ca dao thường trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, đậm đà màu sắc dân tộc và địa phương.

– Đánh giá về vai trò và tác dụng của ca dao:

+ Ca dao được coi là cây đàn muôn điệu của tâm hồn dân tộc. Ca dao giúp a hiểu về tâm hồn, tính cách, lối sống.

+ Ca dao còn là kho tang kinh nghiệm quý báu để chúng ta ứng dụng trong đời sống với nhiều bài học đạo đức, bài học kinh nghiệm…

+ Ca dao là nguồn tư liệu quý giá để các nhà thơ nhà văn sau này học tập và sử dụng một cách sáng tạo (mượn biểu tượng, thi liệu, cách diễn đạt…).

Kết bài:

Ca dao cho ta bắt gặp “tất cả những khởi đầu thơ ca, cuộc du ngoạn trong tâm hồn nhân dân” ?(Giéc – xen). Bởi thế, ca dao sẽ là thể loại còn sống mãi với thời gian.

Ngọc Nguyễn Minh
24 tháng 1 2017 lúc 17:03

I/MB:
Giới thiệu thể thơ lục bát: Một thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý Việt Nam.
II/TB:
* Các đặc điểm:
- Số câu, số tiếng: Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gầm hai câu: sáu tiếng và tám tiếng. Số câu không hạn định.
- Gieo vần: Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần. Tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau. Như thế, ngoài vần chân có cả ở hai câu sáu và tám, lại có cả vần lưng trong câu tám:

"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười."​

- Phối thanh: Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng. Nhưng trong câu tám, hai tiếng thứ sáu và thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu, hoặc ngược lại:

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."​

- Ngoại lệ: Thơ lục bát biến thể:
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thể thay đổi chút ít.

"Núi cao chi lắm ai ơi,
Núi che mặt trời chẳng mấy người thương."​

- Tác dụng của thơ lục bát: Thể thơ lục bát phản ánh những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt. Với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
III/KB: Vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.
Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến sự hoàn thiện với thiên tài Nguyễn Du, thể thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Tố Hữu, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

♬ ♪ ♥ Izanami ♥ ♪♫
23 tháng 1 2017 lúc 21:19

Thơ lục bát là thể thơ dân tộc, nó rất phổ biến, có từ lâu đời, phàm là người Việt Nam thì đã từng ít nhân một lần đọc qua nó. Đó chính là những bài ca dao rất thân quen như "con cò mà đi ăn đêm...". Thơ lục bát dễ đi vào lòng người bởi vì nó mang âm điệu du dương, âm điệu nhẹ nhàng của quê hương. Thơ lục bát có ít nhất là 2 câu gọi là một cặp câu, và nhiều nhất là không giới hạn (ví dụ: có những bài ca dao 2 câu, Truyện Kiều có 3254 câu lục bát, Truyện Lục Vân Tiên có hơn 2700 câu lục bát...) Mỗi câu trong một cặp câu có số chữ khác nhau, câu trên gốm 6 chữ (gọi là câu lục), câu dưới gồm 8 chữ (gọi là câu bát). Bài thơ thường kết thúc ở câu bát.

Trước khi nói luật phối thanh ta nói tới các loại thanh:
Thanh Bằng (bình) gồm có hai tiếng đó là tiếng mang dấu huyền (Trầm bình thanh) và tiếng không mang dấu (ngang) (Phù bình thanh).
Thanh Trắc gồm có các tiếng mang dấu còn lại.
Trầm thượng thanh: dấu hỏi
Phù thượng thanh: dấu ngã
Phù khứ thanh : dấu sắc
Trầm khứ thanh: dấu nặng ------------riêng cho các tiếng
Phù nhập thanh: dấu sắc ---------------tận cùng là các phụ
Trầm nhập thanh: dấu nặng ------------âm c,ch,t,p

Thơ lục bát có cách phối thanh theo nguyên tắc "Nhất-tam-ngũ bất luận, Nhị-tứ-lục phân minh". Nghĩa là các tiếng ở vị trí lẻ của câu thơ không ràng buộc về thanh, nhưng các tiếng ở vị trí chẵn thì bị ràng buộc.
Thanh của một cặp câu trong thơ như sau:
Bằng(1) - Bằng(2) - Trắc(3) - Trắc(4) - Bằng(5) - Bằng(6)
Bằng(1) - Bằng(2) - Trắc(3) - Trắc(4) - Bằng(5) - Bằng(6) - Trắc(7) - Bằng(8).

Ví dụ:

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
(Kiều - Nguyễn Du)

Ngoài ra, đôi khi còn có thể biến chữ thứ hai của các câu thơ từ thanh bằng thành trắc cũng được. Ta gọi đó là lục bát biến thể

Ví dụ:
... Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con...
(Ca dao).

Hoặc là câu bát có thể theo luật phối thanh như sau (chỉ tính các tiếng chẵn)
Trắc(2) - Bằng(4) - Trắc(6) - Bằng(8).

Ví dụ:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
(ca dao)

Người ta gọi thơ lục bát không theo quy luật phối thanh trên là lục bát biến thể.

Ngoài cách phối thanh trắc bằng ra, thì trong câu bát của bài thơ lục bát còn có tiểu đối giữa hai thanh là thanh của tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 (hay thanh của tiếng thứ 4 và thứ 8 trong lục bát biến thể) đó là nếu tiếng này là phù bình thanh thì tiếng kia phải là trầm bình thanh và ngược lại. (Xem lại các ví dụ trên)

C - Cách gieo vần

Thơ lục bát được gọi là thể thơ liên vận (tức là gieo vần liên tiếp nhau khác với thơ độc vận (1 vần) của các loại thơ khác. Trong thơ lục bát gồm có yêu vận(vần lưng) gieo ở giữa câu và cước vận (vần chân) gieo cuối câu. Và vần được chọn gieo trong thơ lục bát thường là vần mang thanh bằng.

Vần là các tiếng đọc giống nhau. Ví dụ như:
Vần Giàu: là các tiếng có vần giống nhau như : tà - mà - xa..., linh - kinh - xinh...
Vần nghèo: là các tiếng đọc gần giống nhau như: hoa - tà - qua..., thinh - thành - lành...

Các tiếng được chọn để gieo vần trong thơ lục bát gồm có: tiếng thứ 6 của câu lục, tiếng thứ 6 và thứ 8 của câu bát.
Khi gieo vần, tiếng thứ 6 của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát trong cặp câu của nó. Và tiếng thứ 8 của câu bát hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục trong cặp câu kế tiếp.

Ví dụ:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng...
(Kiều - Nguyễn Du).

Trong lục bát biến thể nói trên, tiếng thứ 6 của câu lục đôi khi hiệp vần với tiếng thứ 4 của câu bát

Ví dụ:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
(ca dao).

D - Cách ngắt nhịp

Ngắt nhịp trong thơ là cách ngâm thơ. Cách ngắt nhịp đôi khi diễn tả rõ được tâm trạng của tác giả qua bài thơ, khi đọc thơ thì cách ngắt nhịp giúp người đọc cảm nhận được tứ thơ rõ ràng hơn. Thông thường thì bài thơ lục bát ngắt theo nhịp chẵn tức là nhịp 2/2/2(/2). Nghĩa là khi đọc một câu thơ lục bát thường đọc hai chữ liền nhau. Ví dụ:

Trước đèn/ xem chuyện/ Tây Minh
Gẫm cười/ hai chữ/ nhân tình/ éo le
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu).

Tuy nhiên, cũng có đôi khi cách ngắt nhịp được thay đổi đi theo một dụng ý nào đó của tác giả. Từ nhịp chẵn trở thành nhịp lẽ. hay nhịp 2/2/2 trở thành nhịp 3/3.
Ví dụ:
Người lên ngựa/ kẻ chia bào,
Rừng phong/ thu/ đã nhuốm màu/ quan san
(Kiều - Nguyễn Du).


Trên đây là một số luật trong thơ lục bát của dân gian Việt Nam, để hiểu thêm về thể thơ này các vị có thể tìm đọc các tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều của Thi Hào Nguyễn Du, Truyện Lục vân Tiên của Đồ Nguyễn Đình Chiểu, Bần Nữ Thán của Nguyễn Du, Các truyện dân gian như Trinh Thử, Truyện Trê Cóc... hay các bài ca dao...

Trần Nguyễn Bảo Quyên
23 tháng 1 2017 lúc 22:17

1. Mở bài
Giới thiệu thể loại văn học:............................. (thường bằng một câu định nghĩa: qui thể loại được định nghĩa vào loại của nó hoặc chỉ ra đặc điểm).
2. Thân bài
- Nêu các đặc điểm của thể loại văn học:
- Đặc điểm 1:.............................
- Đặc điểm 2:.............................
- Đặc điểm 3:.............................
- Đặc điểm 4:.............................
3. Kết bài: Vị trí của thể loại trong nền văn học.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
23 tháng 1 2017 lúc 22:18
Đề: Thuyết minh đặc điểm thể thơ lục bát.
I/MB:
Giới thiệu thể thơ lục bát: Một thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý Việt Nam.
II/TB:
* Các đặc điểm:
- Số câu, số tiếng: Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gầm hai câu: sáu tiếng và tám tiếng. Số câu không hạn định.
- Gieo vần: Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần. Tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau. Như thế, ngoài vần chân có cả ở hai câu sáu và tám, lại có cả vần lưng trong câu tám:
"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười."​
- Phối thanh: Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng. Nhưng trong câu tám, hai tiếng thứ sáu và thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu, hoặc ngược lại: "Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."​
- Ngoại lệ: Thơ lục bát biến thể:
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thể thay đổi chút ít.
"Núi cao chi lắm ai ơi,
Núi che mặt trời chẳng mấy người thương."​
- Tác dụng của thơ lục bát: Thể thơ lục bát phản ánh những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt. Với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
III/KB: Vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.
Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến sự hoàn thiện với thiên tài Nguyễn Du, thể thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Tố Hữu, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Trần Nguyễn Bảo Quyên
23 tháng 1 2017 lúc 22:19

Đất nước chúng tôi tuy vô cùng nhỏ bé song dân tộc chúng tôi rất tự hào với truyền thống văn hoá mà cha ông bao thế hệ đã tích tụ và truyền lại cho chúng tôi. Trong nền văn hoá dân gian đó có một bộ phận rất quan trọng đó là văn học dân gian. Những tác phẩm văn học dân gian ấy là nơi “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”. Do điều kiện lịch sử xã hội, do quan niệm thẩm mĩ và đặc điểm văn hoá riêng chúng tôi không có được những bộ sử thi đồ sộ như Ramayana, Ôđixê… song chúng tôi cũng rất đỗi tự hào với kho báu văn học dân gian vô cùng đa dạng, phong phú và vô cùng quý giá của chúng tôi.

Văn học dân gian cho chúng tôi những lời ru ngọt ngào từ thủa còn nằm nôi. Đó là ca dao, một bộ phận quan trọng làm nên nền vănhọc và văn hoá dân gian của dân tộc. Ca dao không chỉ là khúc hát du dương đưa em thơ và giấc ngủ mà đó còn là những câu nói hàm súc chứa đựng bao lời khuyên dạy về đạo lí làm người, những bài học nhân sinh. Ví dụ:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Rất nhiều nét văn hoá của dân tộc có lúc có nơi bị ai đó coi là xa lạ, thì chúng tôi lại tìm thấy trong truyện dân gian Việt Nam. Truyện dân gian là nơi thể hiện và lưu giữ những tư tưởng nhân sinh cao cả của người xưa như “ở hiền gặp lành”, “người ngay thì được Phật Tiên độ trì”, là nơi gửi gắm một niềm tin bất diệt “cái Thiện luôn chiến thắng cái ác”.

Tục ngữ lại là nơi chứa đựng những đúc kết kinh nghiệm sản xuất, những triết lí về cuộc sống, những thái độ ứng xử, quan niệm về cuộc sống… Mỗi thế hệ góp thêm một phần và cho đến nay, dân tộc tôi đã có một kho tàng tục ngữ rất đáng tự hào. Các bạn có thể tìm thấy rất nhiều điều hay trong những câu nói rất ngắn gọn, mộc mạc, gần gụi mà có những ý nghĩa rất sâu xa của cha ông chúng tôi. Đó là “Không Thầy đố mày làm nên”,”Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”…

Truyện cười dân gian sẽ mang đến cho các bạn những phút giây thư giãn vô cùng bổ ích. Bằng những câu chuyện vui kể về những tình huống rất đời thường, truyện cười không chỉ

có tác dụng giải trí mà ý nghĩa sâu xa hơn còn là những lời khuyên răn, những bài học làm người, châm biếm thói hư tật xấu trong xã hội, những tính xấu của con người. Truyện cười phần lớn hướng đến mục đích phê phán và châm biếm cái xấu…

Các dân tộc thiểu số ở miền núi thì có truyện thơ, người Tây Nguyên thì có các pho sử thi kể một cách đầy tự hào về các anh hùng dân tộc và ca ngợi sức mạnh cộng đồng…

Chúng tôi rất tự hào về kho tàng văn học dân gian của dân tộc mình. Bởi văn học dân gian giúp cho chúng tôi hiểu dân tộc mình hơn và tự hào với những gì cha ông đã để lại cho chúng tôi.

Pokiwar!!
24 tháng 1 2017 lúc 10:10

Thơ lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển thuần túy việt nam.
Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gồm hai câu sáu tiếng và tám tiếng ,số câu không hạn định.
Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng, và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần, tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau, như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6 8 ,lại có cả vần lưng trong câu tám:
Thành tây có cảnh Bích Câu
Cỏ hoa họp lại một bầu xinh sao
Đua chen thu cúc xuân đào
lựu phun lửa hạ , mai chào gió đông
(Bích Câu kì ngộ)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu ,thứ tám phải là bằng,nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thay đổi chút ít,trước hết là số chữ có thể tăng thêm , và vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo:
tiền bạc ông lĩnh không biết bao cơ
ông làm quan giữa huyện dân có ăn nhờ chi ông
Về phối thanh, tiếng thứ hai có thể là thanh trắc,nhất là ở câu sáu có tiều đối:
dù mặt lạ , đã lòng quen
(bích câu kì ngộ)
Ngoài ra có thể gieo vần trắc, hệ thống bằng trắc trong tổ hợp hai câu sáu tám, do đó cũng thay đổi:
tò cò mà nuôi con nhện
ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
vần lưng có thể ở tiếng thứ hai,nhất là ở tiếng thứ tư, và lúc đó tiếng thứ tư đổi qua thanh bằng, và tiếng thứ sáu tiếp theo phải đổi sang thanh trắc:
thằng tây mà cứ vẩn vơ
có hổ này chờ chôn sống mày đây
( tố hữu, phá đường)
núi cao chi lắm ai ơi
núi che mặt trời chẳng thấy người thương
thể thơ lục bát phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng việt,với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.haha


Các câu hỏi tương tự
Kim Ánh Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Anh Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Yuna Park
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phát
Xem chi tiết
dang huong giang
Xem chi tiết
Nam
Xem chi tiết
Vũ Ninh Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương Giang
Xem chi tiết