Bài 17 : Lớp vỏ khí

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hiệp Đẹp Trai

Gió là gì ? Nguyên nhân sinh ra gió ?

Lưu Hạ Vy
15 tháng 4 2017 lúc 19:46

a) Khái niệm

Gió là sự dịch chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp hơn.

b) Nguyên nhân Gió được tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển. Khi một sự khác biệt trong áp suất khí quyển tồn tại, không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn đến các vùng áp suất thấp hơn, dẫn đến những cơn gió có tốc độ khác nhau.
Bình Trần Thị
15 tháng 4 2017 lúc 20:09

Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp Cao về nơi áp Thấp.

Bình Trần Thị
15 tháng 4 2017 lúc 20:09

Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.

Hiệp Đẹp Trai
15 tháng 4 2017 lúc 20:24

cám ơn

Quân Nguyễn
16 tháng 4 2017 lúc 15:09

vai trò của lớp vỏ khí?

Quân Nguyễn
16 tháng 4 2017 lúc 15:12

xin hỏi vai trò của lớp vỏ khí là gì?

vuminhhieu
24 tháng 4 2017 lúc 19:48

- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về đến nơi khí áp thấp.

- Nguyên nhân sinh ra gió: do có sự chênh lệch khí áp nên sinh ra gió.

vuminhhieu
24 tháng 4 2017 lúc 19:49

Mà hình như bài này ở bài 19 mà.

Võ Văn Minh
8 tháng 5 2017 lúc 17:30

Khái niệm: Gió là sự dịch chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp hơn.
Sự chênh lệch càng lớn về khí áp thì sinh ra gió càng mạnh. (ví dụ trong một cơn bão khí áp tại tâm thường rất thấp trong khi khí áp xung quanh ở mức bình thường khoảng 1013 milibar nên tạo gió rất mạnh).
Gió tín phong thực chất là sự chuyển dịch của không khí từ vùng áp cao chí tuyến về vùng hạ áp xích đạo nên đáng lẽ phải có hướng bắc (ở bán cầu bắc) và hường nam (ở bán cầu nam) nhưng do chịu tác dụng của lực tự quay của trái đất Coriolis nên chuyển thành đông bắc (bán cầu bắc) và đông nam (ở bán cầu nam). Gió tây ôn đới cũng tương tự như gió tín phong chỉ khác là thổi từ vùng cao áp chí tuyến về vùng hạ áp tại vòng cực.
Khí áp thấp nếu dưới 1013,25 milibar (đây là quy ước trong ngành khí tượng khác với SGK là 1010 mb) khí áp cao thì ngược lại.
Còn các vành đai như thế nào nhìn vào sách có lẽ bạn có thể mô tả được.
Người ta phân gió thành 13 cấp từ cấp 0 đến 12. Nhưng hiện nay do sức mạnh của các cơn bão thường rất lớn nên người ta đã tính đến cấp 17 thậm chí cao hơn nữa.
Nếu một xoáy thuận nhiệt đới (hay các vùng áp thấp trên biển) xuất hiện gió cấp 6 - 7 người ta gọi là áp thấp nhiệt đới. Từ cấp 8 (tức v>=62 km/h) đến cấp 11 (tối đa cấp 11 là 117 km/h) người ta quy ước là bão nhiệt đới. còn Từ 118km/h trở nên gọi là cuồng phong hay "typhoon" trong tiếng Anh.
Chúc bạn có những khám phá mới lạ về ngành Địa lý.
Nhà khí tượng học.

Võ Văn Minh
8 tháng 5 2017 lúc 17:30

Gió được tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển. Khi một sự khác biệt trong áp suất khí quyển tồn tại, không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn đến các vùng áp suất thấp hơn, dẫn đến những cơn gió có tốc độ khác nhau.


Các câu hỏi tương tự
Huỳnh Ngân
Xem chi tiết
Homin
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Khánh AN
Xem chi tiết
Hoàng Quốc Việt
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thị Trúc Nhã
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Khánh Linh
Xem chi tiết
Trần Khánh Linh
Xem chi tiết