Sinh học 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Quỳnh Như

Emis nói "Những thiên thạch mang tinh thể sự sống đâm vào Trái Đất làm cho khoáng sản và sinh vật sống tồn tại đến ngày nay"

-Theo em, Minamoto Emis nói có đúng không nhỉ? Nếu đúng thì con người được hình thành từ tinh thể nào? Nếu sai thì bạn hãy cho biết nguyên nhân hình thành sự sống trên Trái Đất ?

-Cách nói của Emis có hại hay có lợi ?Vì sao ?

Nguyễn Đông Phương
26 tháng 5 2017 lúc 0:35

Câu này, khá là khó hiểu! Nhưng theo a thì nó không đúng.

Xét về nguyên nhân hình thành sự sống trên trái đất, thì rất khó mà nói cụ thể được. Việc đầu tiên ta cần biết là hệ mặt trời nằm ở rìa ngân hà; trong hệ mặt trời, thì vị trí của trái đất nằm không quá xa cũng không quá gần mặt trời khiến lượng năng lượng nhận được từ mặt trời là vừa đủ, không quá nóng, không quá lạnh; kích thước của trái đất cũng không to, không nhỏ, bởi vì với một hành tinh kích thước nhỏ thì nội năng không đủ, phải phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài vũ trụ, còn với một hành tinh kích thước lớn thì lượng nội năng quá dư thừa khiến nhiệt độ bề mặt quá nóng, ảnh hưởng lớn tới nhiệt độ ngày-đêm, và cũng ảnh hưởng tới các điều kiện thời tiết, khí hậu; trong hệ mặt trời lại có một hành tinh lớn, lực hấp dẫn cao, chính là mộc tinh, đó là lá chắn cản tới 90% các thiên thể từ ngoài không gian bắn phá trái đất; trái đất lại chỉ có một vệ tinh tự nhiên là mặt trăng, tạo lực hấp dẫn gây nên hiện tượng thủy triều đều đặn, ảnh hưởng tới chu kì sống của mọi sinh vật (ảnh hưởng không lớn đến cá thể, nhưng theo chiều dài lịch sử thì tác động lên loài là rất lớn); trái đất lại có một lớp "giáp" nữa đó là tâng ozone ngăn cản các tia bức xạ độc từ ngoài vũ trụ thâm nhập vào khí quyển; lượng nước dự trữ trong lòng đất cũng là rất lớn, thoát lên bề mặt nhờ vào hiện tượng núi lửa phun trào, nước được bổ sung thêm vào chu trình liên tục nên lượng thất thoát ra ngoài không gian là không đáng kể; chính vì nhiều yếu tố đó tạo nên điều kiện thích hợp cho sự sống phát triển (là "thích hợp" cho "phát triển" nhé!).

Về giả thuyết nguồn gốc sự sống trên trái đất, thì có vô vàn, trong đó có giả thuyết giọt coaxecva được khá nhiều nhà khoa học đồng tình, và giả thuyết sự sống trên trái đất bắt nguồn từ một vài thiên thể rơi vào bầu khí quyển mang theo cũng được lượng người đồng thuận khá cao cho nên khó mà nói được. Tuy nhiên, theo góc độ cá nhân thì a thấy, khi mà một thiên thể lao vào bầu khí quyển, nó sẽ ma sát với khí quyển tạo ra nhiệt lượng rất lớn, đốt cháy bản thân thiên thể đó với khí oxi có trong khí quyển. Mà đa phần các thiên thể rơi xuống đều không chạm tới nổi mặt đất đã tan thành tro bụi trong bầu khí quyển rồi. Với một nhiệt độ khủng khiếp bốc hơi mọi thứ như vậy thì có chủng loài nào có thể tồn tại sau khi bị thiêu cháy như vậy? Dĩ nhiên, người ta tìm thấy bằng chứng về sự sống trên các thiên thể là không hiếm, thậm chí chúng còn "ngủ đông" trong sao băng. Nhưng sẽ khó mà tồn tại thứ gì có thể động đậy sau khi chịu hàng ngàn độ C như vậy. Vì vậy mà giả thuyết sự sống bắt nguồn nội tại trên trái đất có vẻ thuyết phục hơn. Từ những chất vô cơ, khoáng sản có sẵn trên mặt đất (từ trong lòng đất được dung nham đưa lên), trái đất sơ khai vô tình tạo điều kiện khắc nghiệt, nhưng thích hợp với những phản ứng vô cơ xảy ra liên tục, tạo thành các chất hữu cơ. Một xác suất cực nhỏ nhưng đã xảy ra, các chất hữu cơ tập hợp, liên kết lại, bọc trong một màng lipid, gọi là giọt coaxecva, được coi là sự sống sơ khai nhất mà người ta biết đến. Rồi theo dòng thời gian thì sự sống phát triển đa dạng cho tới ngày nay. Một quá trình mất hàng trăm triệu năm...

Cách nói của ông Emis này không hại cũng không lợi, vô thưởng vô phạt. Vì nó không đúng thì cũng không hại ai, mà ông ấy cũng không chứng minh được nó đúng thì cũng không lợi cho ai.

Kurenai Aki
19 tháng 6 2017 lúc 21:50

Theo tớ thì có lẽ ông Emis đã đúng phần nào về việc các thiên thạch đâm vào Trái Đất và mang đến sự sống.Theo suy nghĩ của tớ thì:

Trái Đất là một hành tinh có một kích thước, môi trường phù hợp, không "khổng lồ" như sao Mộc hay sao Thổ, cũng không "tí hon" như các sao lùn trắng, không "bốc lửa' như sao Thủy và cũng chẳng "lạnh lùng" như sao Thiên Vương. Trái Đất nằm cách Mặt Trời một khoảng cách phù hợp nên được truyền cho một lượng nhiệt vừa đủ để sự sống sinh sôi. Theo các nguồn tin thì khi thiên thạch đâm vào Trái Đất thì đã mang theo phốt - pho - nguyên tố vô cùng cần thiết để mang đến sự sống trên hành tinh xanh, ngoài ra chúng còn mang đến các chất hữu cơ, nước đóng băng. Phốt-pho khi tác dụng với nước sẽ tạo nên các chất tiền sinh học, là khởi nguồn cho mọi sự sống.

Tuy nhiên lời nói của ông Emis còn một điểm mà tớ chưa thể cho là đúng: Vũ Trụ vốn rộng lớn, sẽ không thiếu những hành tinh có điều kiện và môi trường để sự sống dễ dàng phát triển, công nghệ của loài người thì đã ngày càng phát triển và đã khám phá được phần nào của vũ trụ nhưng vẫn chưa tìm được hành tinh nào mà sự sống đã thực sự tồn tại hay đã tạo nên một nền văn minh như loài người chúng ta.

Câu nói của ông Emis không lợi cũng chẵng hại nhưng đã nêu lên được một giả thuyết về khởi nguồn của sự sống trên Trái Đất. Còn thực hư thế nào thì đó đều là một ẩn số. Hy vọng câu trả lời của tớ sẽ giúp cậu hiểu được phần nào về câu nói trên và về sự sống trên Trái Đất bắt đầu như thế nào.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
Yeyeyeye...... Neul đâu...
Xem chi tiết
Hồ Duy Hiếu
Xem chi tiết
ánh nguyệt nguyễn vũ
Xem chi tiết
Khuất Mai Hiền
Xem chi tiết
Phùng Viết Mạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
Xem chi tiết
Châu Tiểu Phụng
Xem chi tiết
Phan Thảo Linh Chi
Xem chi tiết