Em hiểu ý kiến sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thé nào?
Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có ngững chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. VD:"độc lập ", "tự do", "giai cấp", "cộng sản", v.v..... Còn những chữ tiếng ta có,vì sao không dùng, mà mượn chữ nước ngoài? VD:
Không gọi xe lửa mà gọi"hỏa xa"; máy bay gọi là"phi cơ"[...]
Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng báu vật dân tộc.Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại sao?
Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn. Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc. Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.