Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi

a) Từ thông tin về quy định của Hiến pháp, theo em ở tình huống 1 và 2 hành vi của Liên và K ai đúng ai sai? Vì sao?

b) Thông tin trên nói đến quyền nào của công dân? Em hiểu nội dung quyền đó như thế nào?

datcoder
14 tháng 7 lúc 23:03

a. Nhận xét hành vi của Liên và K ở tình huống 1 và 2:

- Hành vi của Liên là đúng, vì đã không tự ý đọc nhật kí của Hà, nghĩa là không tự ý kiểm soát thư tín của người khác.

- Hành vi của K là sai, vì đã tự ý xem tin nhắn của S, thực hiện hành vi trái pháp luật xâm phạm thư tín của người khác.

b. Các thông tin về Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự nói đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Quyền này có nghĩa là, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân bảo đảm an toàn và bí mật, không ai được tự tiện bóc mở, tiêu huỷ, kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác