Em hãy đọc các tình huống dưới đây và nhận xét hành vi, việc làm của các nhân vật để tư vấn cách ứng xử phù hợp
Tình huống 1.
Bạn N rất thông minh, học giỏi, tuy nhiên bạn ấy lại ít khi lắng nghe và hay chê bai người khác. Khi làm việc nhóm, bạn N thường chỉ trích những điều thiếu sót của các thành viên khác. Các bạn trong lớp đều không muốn chơi cùng bạn N nữa.
Tình huống 2.
Sau buổi tiệc sinh nhật bạn thân, bạn V không về nhà ngay mà lại đi chơi riêng với bạn bè, không báo cho bố mẹ biết. Sau đó, bạn V đã bị tai nạn giao thông, phải nằm viện. Khi tỉnh lại, bạn V đã khóc rất nhiều, xin lỗi vì làm cho bố mẹ phải lo lắng, tốn kém thời gian, tiền bạc để chăm sóc cho mình trong bệnh viện. Bạn ấy luôn cảm thấy rất hối hận vì lỗi lầm của mình.
Tình huống 1.
- Nhận xét: Bạn N có hành vi và việc làm thể hiện sự thiếu khoan dung, khi bạn N thường xuyên chỉ trích những điều thiếu sót của các thành viên khác.
- Tư vấn: bạn N cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn trong lớp.
Tình huống 2.
- Nhận xét: Bạn V có hành vi và việc làm thể hiện sự thiếu khoan dung, khi bạn V thường xuyên cảm thấy ăn năn, hối hận vì mình khiến cho bố mẹ phải lo lắng, tốn kém thời gian, tiền bạc để chăm sóc cho mình trong bệnh viện. Dù thời gian trôi qua, nhưng bạn V vẫn không thể buông bỏ quá khứ, không tha thứ được cho chính mình.
- Tư vấn:
+ Hãy tha thứ cho chính bản thân mình.
+ Nói chuyện với gia đình hoặc bạn bè tin cậy về cảm xúc của bản thân. Chia sẻ những gì mình đang trải qua có thể giúp giảm bớt gánh nặng trong lòng.
+ Thay vì tập trung vào những hối tiếc và ân hận, hãy rút ra bài học kinh nghiệm để không lặp lại sai lầm.