Bài 10. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy đọc các nội dung, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế

Điều 47 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”. Người dân có nghĩa vụ đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

Khi nộp thuế, người dân được cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; được giữ bí mật thông tin, trử những thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế, được hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. được hỗ trợ, hường dân thực hiện việc nộp thuế....

1. Ông Q là Giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn ở tỉnh H. Thời gian vừa qua, ông Q đã thu mua một khối lượng lớn đất cát không rõ nguồn gốc xuất xứ để bán cho các công trình, dự án trên địa bàn. Sau đó, ông Q chỉ đạo kế toán của công ty là chị T mua 8 hoá đơn giá trị gia tăng của các công ty khác với tổng giá trị tiền hàng ghi trên các hoá đơn hơn 2,3 tỉ đồng, để sử dụng hợp thức hoá số lượng đất cát không rõ nguồn góc, nhằm chiếm đoạt gần 600 triệu đồng tiền thuế của Nhà nước.

2. Mấy năm nay, chị G kinh doanh trên mạng xã hội và các nền tảng bán hàng trực tuyến với doanh thu hơn 147 tỉ đồng. Tuy nhiên, chị G không thực hiện đăng kí kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật

Em có biết?

Một số loại thuế ở Việt Nam hiện nay:

- Thuế thu nhập cá nhân: là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc đối với cá nhân khi có thu nhập tính thuế theo quy định của pháp luật thuế.

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp: là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp hoặc được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp.

- Thuế giá trị gia tăng: là một loại thuế giản thu tỉnh trên khoản giả trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.....

* Người thực hiện hành vi trốn thuế có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Theo Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)).

a. Em hãy nêu quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế. Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế

b. Trong các trường hợp 1 và 2, các chủ thể đã vi phạm quy định của  pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế như thế nào? Các hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì?

datcoder
8 tháng 7 lúc 0:17

a)

- Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Người nộp thuế phải thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế,...

b) 

- Trường hợp 1.

+ Ông Q đã có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế. Cụ thể: để giảm mức thuế phải đóng,  ông Q đã chỉ đạo kế toán của công ty là chị T kê khai giá trị hàng hóa trên hóa đơn không đúng với thực tế.

+ Hậu quả: ông Q sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp 2.

+ Chị G đã có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế. Cụ thể: hoạt động kinh doanh của chị G đem lại doanh thu lớn nhưng chị G không thực hiện đăng kí, kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật.

+ Hậu quả: chị G sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật