Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết lập kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với chủ thể. Nêu ví dụ minh hoạ.

- Cho biết bản kế hoạch kinh doanh có các nội dung gì. Làm rõ vai trò của từng nội dung và lấy ví dụ minh hoạ.

datcoder
19 tháng 7 lúc 11:42

* Yêu cầu số 1:

- Ý nghĩa: Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh:

+ Xác định được các mục tiêu, chiến lược thị trường;

+ Đưa ra phương hướng và phương thức thực hiện kinh doanh;

+ Đưa ra những quyết định tốt hơn trong quá trình kinh doanh;

+ Tăng khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

- Ví dụ: Nhận thấy quê hương mình rất phong phú về các loại thảo mộc và nhu cầu thị trường về dòng sản phẩm này thiên nhiên ngày càng tăng lên, anh H đã xây dựng kế hoạch kinh doanh mĩ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên. Sau khi đánh giá những thuận lợi và khó khăn, anh H nhận thấy kế hoạch kinh doanh của mình có khả thi. Nhờ xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt, đánh giá đúng cơ hội, đối tượng khách hàng tiềm năng,… nên việc kinh doanh của anh H đã đạt được những thành công ban đầu.

* Yêu cầu số 2:

- Các nội dung trong bản kế hoạch kinh doanh:

Tóm tắt kế hoạch kinh doanh, gồm: Tên kế hoạch; ý tưởng kinh doanh; tổng quan về doanh nghiệp; đối tượng khách hàng; sản phẩm và dịch vụ; phân tích thị trường (đối thủ, điều kiện thuận lợi và khó khăn)

Định hướng kinh doanh, gồm: Xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh; mô tả sản phẩm/ dịch vụ; mô doanh nghiệp; xác định các nhiệm vụ, phương án với mục đích dài hạn; tóm tắt phần trọng tâm nhất trong bản kế hoạch

Mục tiêu và chiến lược kinh doanh, gồm: Các mong muốn, kì vọng đạt được trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu và kế hoạch kinh doanh dài hạn của từng thời kỳ chiến lược kinh doanh tổng thể, dài hạn điều khiển các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đặt ra

+ Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh, gồm: Đánh giá thị trường: những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong quá trình kinh doanh; khách hàng mục tiêu; đối thủ cạnh tranh

+ Kế hoạch hoạt động, gồm: Kế hoạch sản xuất/ cung ứng dịch vụ; kế hoạch tổ chức vận hành, quản lí; kế hoạch marketing; kế hoạch tài chính; kế hoạch nhân sự

+ Rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí, gồm: Nghiên cứu, phân tích đánh giá nguy cơ có khả năng xuất hiện, mức độ ảnh hưởng trong quá trình doanh nghiệp đưa ra biện pháp phòng ngừa và biện pháp xử lí phù hợp

- Ví dụ minh họa (phần tóm tắt kế hoạch kinh doanh)

+ Tên kế hoạch: Kinh doanh cây cảnh mini

+ Đối tượng khách hàng: học sinh, sinh viên, người dân trên địa bàn thị trấn X

+ Sản phẩm, dịch vụ: hạt giống; chậu cây cảnh mini,…

+ Nguồn lực: có kiến thức và kĩ năng chuyên môn của ngành công nghệ sinh học; có mặt bằng sản xuất và kinh doanh; có nguồn vốn ban đầu…

+ Thị trường: nhu cầu sử dụng các sản phẩm cây cảnh mini của người dân ngày càng lớn; thị trường ít có đối thủ cạnh tranh vì khu vực thị trấn X chưa có chủ thể nào kinh doanh mặt hàng này.