I. Từ trường của dòng diện chạy trong dây dẫn thẳng :
Đườnsức từ : là những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm là giao điểm của mặt phẳng và dòng diện. Chiều của các đường sức từ : tuân theo qui tắc nắm tay phải 1. Độ lớn cảm ứng từ tại điểm M cách dòng diện I một khoảng r : B = 2.10-7.Qui tắc nắm tay phải 1 : “tay phải nắm lấy vòng dây sao cho ngón cái choãi ra là chiều dòng điện, khí đó các ngón tay trỏ chỉ hướng theo chiều của Đường sức từ”
II. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn :
Đường sức từ : là những đường cong có chiều đi vào mặt Nam và đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn đó.Trong số đó, Đường sức từ đi qua tâm O của vòng tròn là đường thẳng vô hạn ở hai đầu. Chiều của các đường sức từ : tuân theo qui tắc nắm tay phải 2 . Độ lớn cảm ứng từ tại tâm O của vòng dây bán kính R:B = 2∏.10-7.
Qui tắc nắm tay phải 2 : “tay phải nắm lấy vòng dây sao cho các ngón tay trỏ hướng theo chiều dòng điện, khí đó ngón cái choãi ra là chiều của Đường sức từ”
III. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ :
Đường sức từ : Trong ống dây các đường sức từ là những đường thẳng song song cùng chiều và cách đều nhau. Chiều của các đường sức từ : tuân theo qui tắc nắm tay phải 2. Độ lớn Cảm ứng từ trong lòng ống dây:B = 4∏.10-7.nI
IV. Từ trường của nhiều dòng điện
nguyên lý chồng chất : “Véctơ cảm ứng từ tại một điểm do nhiều dòng điện gây ra bằng tổng các véctơ cảm ứng từ do từng dòng điện gây ra tại điểm ấy”.