Nhân vật Dượng Hương Thư trong văn bản “Vượt thác” hiện lên với tầm vóc,
sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tinh thần vượt khó và tư thế làm
chủ. Từ đó, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu nêu suy nghĩ của em về tinh thần vượt
khó của học sinh trong học tập bằng hình thức trực tuyến
Di chỉ Giồng Nổi giúp các nhà khảo cổ học ở Bến Tre xác định nơi đây có đặc điểm gì?
A.Một ngôi làng cổ có nhiều cư dân sinh sống.
B.Địa bàn có nhiều người dân sinh sống.
C.Có nhiều động vật sinh sống.
D.Có nhiều hiện vật .
Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre với người trong đời sống hàng ngày , trong lao động ?
Em hãy chỉ ra các yếu tố nghệ thuật trong đoạn văn bản cây tre Việt Nam ( Sgk trang 95, 96,97,98)
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
câu 3 : chỉ rõ và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn trích trên
Tìm trạng ngữ trong những câu sau và cho biết ý nghĩa của những trạng ngữ đó:
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp...
Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ ''văn minh'', ''khai hóa'' của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn còn phải vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành
Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên. Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở trên cạn ở cung điện Long Trang. [...]
Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.” (Trích truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên)
1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
2.Chỉ ra 1 phép tu từ có trong đoạn truyện và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
3.Lạc Long Quân đã có những hành động nào để giúp dân?
4.Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó?
5. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
6. Em thấy mình có trách nhiệm gì trong cuộc sống để bảo vệ và phát huy nguồn gốc cao quý của dân tộc?
7. Viết đoạn văn 3 đến 5 câu suy nghĩ của em về lòng biết ơn với thế hệ đi trước, trong đó có sử dụng 1 trạng ngữ. Gạch chân và xác định rõ.
PHIẾU HỌC TẬP VĂN BẢN “ĐỒNG THÁP MƯỜI MÙA NƯỚC NỔI”
PHIẾU SỐ 1.
1. Tìm chi tiết nói về vai trò của lũ đối với cuộc sống của người dân vùng Đồng Tháp Mười?
2. Nếu không có lũ, cuộc sống của người miền Tây sẽ ra sao?
3. Nhận xét của em về vai trò của lũ đối với người dân nơi đây?
PHIẾU SỐ 2
1. Mục đích của việc đào kênh?
2. Nó có vai trò gì trong cuộc sống của người dân miền Tây?
PHIẾU SỐ 3
1. Tác giả giải thích như thế nào về “Tràm Chim”
2. Tìm chi tiết tác giả miêu tả về “Tràm Chim”?
PHIẾU SỐ 4
1. Tìm chi tiết miêu tả vẻ đẹp của sen vùng Đồng Tháp Mười?
2. Nhận xét về biện pháp nghệ thuật và từ ngữ mà tác giả sử dụng khi miêu tả về sen vùng Đồng Tháp Mười? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và từ ngữ đó?
PHIẾU SỐ 5.
1. Tìm chi tiết tác giả giới thiệu về khu di tích Gò Tháp.
- Diện tích?
- Vị trí?
- Đặc điểm kiến trúc?
- Lịch sử?
2. Nhận xét về giá trị của khu di tích?
- Dế Mèn có thái độ như thế nào với mọi người ? em có đồng tình với cư xử đó không ?
mong mọi người giúp mình
bài tên : bài học đường đời đầu tiên
1. Tìm và nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:
a) Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”
b) Cô giáo Hà là một “người mẹ hiền” của chúng tôi
c) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
d) Trong bài thơ “Mây và sóng”, ta thấy được tình mẫu tử thắm thiết.
e) Ông cha ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên”
f) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” … ra đời.
g) Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, nhà văn Nam Cao đã xây dựng hình ảnh Thị Nở là một người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn”.
h) Mẹ tôi nói: “Đợt này không học hành chăm chỉ, thi điểm thấp, thì liệu hồn đấy!”