Ông lão bên chiếc cầu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

- Đọc trước văn bản Ông lão bên chiếc cầu, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ơ-nít Hê-mih-uê.

- Từ khoá “chiến tranh” gợi lên cho em những cảm nhận, suy nghĩ gì? Hãy chia sẻ cùng thầy cô và các bạn.

datcoder
27 tháng 8 lúc 11:14

- Thông tin về tác giả Ơ-nít Hê-minh-uê:

+ Hê-minh-uê (1899 - 1961), ông sinh ra trong một gia đình trí thức tại một vùng ngoại ô của Chicago, Mỹ.

+ Từng tham gia chiến tranh thế giới thứ I. Chiến tranh đế quốc đã làm cho ông tan vỡ ảo tưởng tốt đẹp về quan hệ tốt đẹp trong xã hội đương thời. Ông tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, gồm những người trở về từ chiến trận hoặc chịu tác động của chiến tranh, không hòa nhập với cuộc sống, họ chủ yếu tìm sự bình yên trong men rượu và tình yêu.

+ Sau đó ông sang Pháp, vừa làm báo vừa sáng tác văn học.1923, cuốn sách đầu tiên được xuất bản (3 truyện ngắn và 10 bài thơ). 1926, tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc ra đời thì tên tuổi Hê-minh-uê mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn.

+ Năm 1939, chiến tranh Thế giới thứ 2 bùng nổ, Heâ-minh-uê tham gia lực lượng quân Đồng minh và là một trong những người đầu tiên tiến vào giải phóng Pa-ri. 1952,Hê-minh-uê viết “Ông già và biển cả” (The old man and the sea), tác phẩm đã đưa Hê-minh-uê xếp vào hàng nhà văn số một thế giới. Năm 1953, Hê-minh-uê nhận giải thưởng Pulizer, đó là giải thưởng cao quý của nước Mĩ, được trao tặng hàng năm cho những cá nhân và tập thể có thành tích trong lĩnh vực báo chí, văn học, âm nhạc và sân khấu.

- Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu, nước mắt và sinh mạng con người. hiến tranh là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã ghi lại biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc đã xảy ra suốt hàng nghìn thế kỉ. Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai được coi là những cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử với sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô... Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, ly tán, chết chóc. Những đau thương mất mát và hậu quả của chiến tranh để lại là vô cùng đau thương. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Đau thương cho người ra đi, ám ảnh những người ở lại, môi trường sống bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng là những gì mà chiến tranh để lại cho chúng ta khi đã vô tình đi qua một thời điểm nào đó.