Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Càng đổ về hướng Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh cũng chỉ toàn một màu xanh câu lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối […]. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao như hai dãy trường thành vô tận.
(trích Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?
A. Bài học đường đời đầu tiên.
B. Sông nước Cà Mau.
C. Bức tranh của em gái tôi.
D. Mẹ hiền dạy con.
Câu 2. Tác giả của đoạn trích trên là:
A. Đoàn Giỏi
B. Tô Hoài.
C. Tạ Duy Anh.
D. Hồ Nguyên Trừng
Câu 3. Đoạn văn miêu tả cảnh vùng nào của Tổ quốc?
A. Vùng phía Nam.
B. Vùng phía Bắc.
C. Vùng phía Tây.
D. Vùng phía Đông Bắc
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều trong đoạn văn trên?
A. Nhân hóa.
B. Ẩn dụ.
C. So sánh.
D. Điệp ngữ.
Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?
A. Bài học đường đời đầu tiên.
B. Sông nước Cà Mau.
C. Bức tranh của em gái tôi.
D. Mẹ hiền dạy con.
Câu 2. Tác giả của đoạn trích trên là:
A. Đoàn Giỏi
B. Tô Hoài.
C. Tạ Duy Anh.
D. Hồ Nguyên Trừng
Câu 3. Đoạn văn miêu tả cảnh vùng nào của Tổ quốc?
A. Vùng phía Nam.
B. Vùng phía Bắc.
C. Vùng phía Tây.
D. Vùng phía Đông Bắc
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều trong đoạn văn trên?
A. Nhân hóa.
B. Ẩn dụ.
C. So sánh.
D. Điệp ngữ.