Võ Văn Ngân ở tại làng Bình Tây, xã Đức Hoà, quận Đức Hoà, tỉnh Chợ Lớn, nay là tỉnh Long An. Ông là em ruột Võ Văn Tần, con út của ông Võ Văn Sự và bà Nguyễn Thị Toàn. Nhà tuy nghèo khó nhưng giàu truyền thống chống ngoại xâm. Ông nội và ông ngoại của Võ Văn Ngân đều từng trực tiếp cầm võ khí đánh Pháp và bị người Pháp giết chết. 7 anh chị em gia đình ông lớn lên đều trở thành đảng viên Đảng Cộng sản hoặc là cơ sở trung kiên của cách mạng.Lúc nhỏ Võ Văn Ngân có may mắn hơn các anh chị là ở chung nhiều với cha mẹ, được chăm lo dạy dỗ và học hành chu đáo. Nhưng anh cũng không ỷ lại, trái lại anh rất chịu khó cả trong việc nhà lẫn việc học. Chịu ảnh hưởng truyền thống tốt đẹp của gia đình, làng xóm và nhất là từ người anh trai Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân sớm có suy nghĩ độc lập, ham tìm đọc sách báo yêu nước, tiến bộ, từ đó ý thức về con đường đấu tranh chống áp bức, tự nguyện dấn thân tìm đường cứu dân cứu nước.Năm 1926, Võ Văn Ngân cùng anh trai tham gia vào Hội kín Nguyễn An Ninh, bấy giờ là tổ chức yêu nước chống Pháp ở Nam Kỳ. Nhưng nhận thức về hạn chế của Hội kín là không mở tầm hoạt động ra tất cả các tầng lớp quần chúng lao động nghèo khổ, Võ Văn Ngân bèn chuyển sang gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, là hội của những người làm cách mạng Việt Nam do Nguyễn Ái Quốcsáng lập từ giữa 1925. Vào tổ chức này, ông trở thành một trong số hội viên cốt cán đầu tiên ở quận Đức Hoà, có công đi tuyên truyền gầy dựng Thanh niên trong quận và tỉnh Chợ Lớn. Nhiều hội viên được ông kết nạp về sau thành những đảng viên trung kiên hoặc quần chúng ưu tú như Nguyễn Văn Thỏ (tức Nguyễn Văn Thới), Trần Văn Thẳng (tức Hai Thẳng)…
Từ thượng tuần tháng 8 năm 1929, sau khi Châu Văn Liêm, thành viên Ban thường vụ Kỳ bộ Thanh niên Nam Kì lập ra An Nam Cộng sản Đảng thì Ngân và Tần trở thành đảng viên của tổ chức này. Hai anh em là người đầu tiên lập ra chi bộ Cộng sản sớm nhất ở Đức Hoà vào cuối năm 1929 gồm 7 người do Võ Văn Tần làm bí thư. Thời gian hoạt động trong tổ chức An Nam Cộng sản Đảng, Võ Văn Ngân chú trọng việc đoàn kết tập hợp nông dân bằng việc lập ra Nông hội đỏ, giao cho Trần Văn Thẳng làm Hội trưởng, trước là bảo vệ lẫn nhau sau là đấu tranh chống thực dân Pháp và địa chủ quan làng áp bức bóc lột.
Bạn tham khảo nhé! CHúc bn hc tốt!