“Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng. Nhưng do đó trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng. Chưa bao giờ như bây giờ họ hiểu câu nói can đảm của ông chủ báo Nam Phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”. Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai”. (Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh, SGK Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2006) Câu 1: Em hãy cho biết trong đoạn văn trên, Hoài Thanh bàn về vấn đề gì?(1,0 điểm) Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Sức thuyết phục của đoạn văn được thể hiện qua điều gì? (2,0 điểm) Câu 3: Ba câu cuối của đoạn văn, tác giả dùng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó là gì?(2,0 điểm) Câu 4: Từ đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn (Không quá 10 dòng) bày tỏ tình yêu của em với tiếng Việt. (5,0điểm)
Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau?
Theo tác gải, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì? Và tác giả đã nêu ra cách nhận diện như thế nào?
Lòng yêu nước của nhà thơ mới đã được biểu lộ như thế nào?
Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc văn thấy dễ hiểu và hấp dẫn? (Chú ý cách đặt vấn đề, dẫn dắt vấn đề, lời văn giàu hình ảnh và chất thơ,...)
Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bây giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
Qua bài tiểu luận, anh (chị) hiểu gì thêm về tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và thế hệ thanh niên đương thời?
tóm tắt văn bản một thời đại trong thi ca
Phân tích vì sao tác giả nói “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại “đáng thương” và.. “tội nghiệp”.