Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ơi
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Khi kết thúc bài thơ,Tố Hữu đã cho ta thấy được hình ảnh của một con người muốn xóa bỏ xiềng xích gông cùm cho dân tộc cũng như muốn đập tan xiềng xích nơi chính bản thân ,muốn đập tan cái nơi đã giam mình.Đó chính là niềm mơ ước cao cả mạnh mẽ của một người tù nhân.Đặc biệt 2 câu thơ cuối cho thấy được nỗi căm hờn nỗi uất ức của một người chiến sĩ cách mạng bị tù đày bị hành hạ.Tiếng gọi của đàn chim tu hú gọi bầy cũng như tiêng gọi của đồng đội của đất mẹ đang thôi thúc tác giả hướng đến niềm khao khát tự do cháy bỏng
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.
Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.
-câu hỏi tt'