Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Ánh Dương
Đề ôn tập ở nhà Ngữ văn lớp 6 - Số 3

Câu 1. (5đ). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”

(Theo SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

a (0.5đ). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b (0.5đ). Từ “rập ràng” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?

c (1.0đ). Xác định và nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong câu văn: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”

d (3.0đ). Dựa vào văn bản vừa xác định ở trên, hãy viết đoạn văn 8 - 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật dượng Hương Thư. Trong đoạn văn có sử dụng một cụm động từ. Gạch chân cụm động từ.

Câu 2 (5đ). Viết bài văn miêu tả một người thân mà em yêu quý nhất.

Đề ôn tập ở nhà Ngữ văn lớp 6 - Số 4

PHẦN I: Đọc – hiểu văn bản ( 5đ)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những chân làng xa tít.

Thỉnh thoảng, chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, rầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chầm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra trước mặt. Đến Phường Rạch. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.

(Ngữ văn 6, tập hai)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai? Nêu xuất xứ của văn bản đó. (1,0 điểm)

Câu 2: Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép so sánh có trong đoạn văn trên. (1,0 điểm)

Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn trên, trong đó có sử dụng cụm tính từ (Gạch chân cụm tính từ) ( 3,0 điểm)

PHẦN II: Tập làm văn ( 5đ)

Hãy tả lại khung cảnh chợ Tết ở quê hương em vào dịp Tết đến xuân về.

Nhi uwu
5 tháng 4 2020 lúc 9:10

a (0.5đ). Đoạn văn trên trích từ văn bản Vượt thác. Tác giả là Võ Quảng

Khách vãng lai đã xóa
Nhi uwu
5 tháng 4 2020 lúc 9:13

c (1.0đ).Xác định và nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong câu văn: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”

- Đoạn văn miêu tả hình ảnh Dượng Hương Thư ( DHT ) khi đang vượt thác sử dụng thành công phép so sánh. Đoạn văn có 2 phép so sánh :

+ DHT như một pho tượng đồng đúc

+ Ghì trên ngọn sào ... hùng vĩ

=> Tác dụng : Những hình ảnh so sánh ấy có t/ dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả DHT rất sinh động, cụ thể. Nhân vật DHT hiện lên nhanh nhẹn, dứt khoát. DHT so sánh với pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khoẻ khoắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh '' DHT với hiệp sĩ ... hùng vĩ '' nhằm gợi vẻ đẹp mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

Khách vãng lai đã xóa
Nhi uwu
5 tháng 4 2020 lúc 9:16
Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho khuôn mặt mẹ đẹp hơn. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm nhất để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai chị em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quý, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ vì đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la đối với con, và con hiểu rằng không có ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này và vì mẹ chính là mẹ của con.

Khách vãng lai đã xóa
Nhi uwu
5 tháng 4 2020 lúc 9:19

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản Sông nước Cà Mau, của tác giả Đoàn Giỏi? Xuất xứ của văn bản đó là từ tác phẩm Đất rừng phương nam . (1,0 điểm)

Khách vãng lai đã xóa
Nhi uwu
5 tháng 4 2020 lúc 9:21

Mk nhầm

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bảnVượt thác, của tác giả Võ Quảng? Xuất xứ của văn bản đó là từ tác phẩm Quê Nội . (1,0 điểm)

Khách vãng lai đã xóa
Nhi uwu
5 tháng 4 2020 lúc 9:26

Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn trên, trong đó có sử dụng cụm tính từ (Gạch chân cụm tính từ) ( 3,0 điểm)

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau thì bao la, hào phóng. Con người Cà Mau thì mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ. Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Khách vãng lai đã xóa
Nhi uwu
5 tháng 4 2020 lúc 9:28

Hãy tả lại khung cảnh chợ Tết ở quê hương em vào dịp Tết đến xuân về.

Tết là một ngày lễ quan trọng nhất trong năm vì thế mọi người thường chuẩn bị nhiều thứ để có một cái tết ấm cúng và trọn vẹn. Những ngày giáp tết chợ tết đông đúc, náo nhiệt khác hẳn ngày thường, nó mang đến không khí tết gần hơn với mỗi người. Mỗi dịp tết đến xuân về mọi người đua nhau đi sắm tết. Chợ tết vì thế đông vui hơn khác hẳn ngày thường. Tôi cũng được mẹ cho đi chợ tết chơi và sắm sửa đồ đạc. Cổng chợ tấp nập ai cũng vội vã, nối chân nhau để chọn những món đồ thiết yếu phục vụ tết nguyên đán cận kề. Khác với những ngày thường khu chợ nhỏ xíu bỗng chốc đông đúc, có người còn chen lấn xô đẩy nhau. Chợ Tết không chỉ đồng người mua mà người bán cũng bận rộn không kém với những gian hàng của mình. Trẻ con thì thích thú với gian hàng đồ chơi và những quả bóng bay đủ màu sắc sặc sỡ. Người trẻ thì lại chen chúc trong những gian hàng bán quần áo, ai cũng muốn mua cho mình những bộ quần áo thật đẹp để đi chơi tết. Những món quà ăn vặt cũng được nhiều người ghé vào thưởng thức trong tiết trời đông lạnh giá. Không khí nhộn nhịp náo nhiệt mang hơi thở của tết, của một mùa xuân mới. Ngày thường hàng hóa đơn giản bao nhiêu thì ngày giáp tết chợ tết đa dạng bấy nhiêu, từ thịt, đến các hàng tạp hóa bánh kẹo phục vụ tết. Hàng thịt có lẽ thu hút nhiều người ghé mua hơn cả, bên cạnh đó là hàng lá dong chật kín người, những chiếc lá dong xanh mướt được gấp thành những tập nhỏ, người mua người bán rôm rả đáp lời nhau. Lá dong và thịt, đỗ là những nguyên liệu không thể thiếu được ở chợ tết, bởi không có bánh trưng thì không còn gọi gì là tết nữa. Năm nào đi chợ tết cũng nhộn nhịp, đông vui như được mùa, tiếng cười nói của những người bán, người mua, người đi chơi rộn ràng, hối hả. Ai cũng dành hết thời gian để mua sắm, để hòa vào dòng người chọn cho mình những món đồ về chuẩn bị đón năm mới. Chợ tết mang không khí của Tết đến gần hơn với mỗi người, ai đã từng một lần đi chợ tết chắc hiểu được điều đó. Trẻ con náo nức đi chợ để được bố mẹ mua cho những bộ cánh thật đẹp, các bà, các mẹ đi chợ để mua gói miến, hay gói măng, thịt lợn về nấu những món ăn truyền thống trong dịp tết. Chợ tết đông đúc nhất có lẽ vẫn là những hàng quà dân dã. Với đủ các món quà quê đơn giản là bát bún chan, bánh cuốn, phở gà, chè thập cẩm, trứng vịt lộn… Mọi người xúm lại những gian hàng này để ăn những thức quà nóng hổi giữa tiết trời se lạnh. Thường những phiên chợ đông như thế này chủ yếu là những thanh niên hay các cụ già mới có thời gian để ngồi ăn quà vặt, còn những người khác còn phải lo mua đồ. Những cô hàng xén cũng đắt hàng không kém mỗi phiên chợ tết. Hàng hóa bày la liệt nhưng người mua thì đông, đôi khi có cô còn tính nhầm tiền cho khách gọi với trong đám đông. Gian hàng hoa quả cũng hút đông người tới mua sắm. Những nải chuối xanh, chuối chín, đến những quả bưởi… được người ta dải ra bày bán trong những chiếc thúng nhỏ hay dải một tấm nilong nhỏ để đặt lên trên. Mọi người đều tất bật mua sắm, nhiều người tay xách nách mang vô số thứ nhưng vẫn nán lại để sắm một vài thứ để có một cái tết đầy đủ và ấm cúng. Phiên chợ cuối năm là sự kết thúc của năm cũ chào một năm mới, nhưng ở đó không khí tràn ngập sự đông vui. Bởi chợ là nơi mang tết về gần hơn với mỗi người và là một nét đặc trưng trong mỗi dịp năm mới cận kề. Mỗi lần đi chợ tết là một lần được đón cái không khí của một mùa xuân đến sớm hơn, ai nấy đều vui tươi, phấn khởi đón một mùa xuân chuẩn bị bước sang.
Khách vãng lai đã xóa
Nhi uwu
5 tháng 4 2020 lúc 9:34

Câu 2: Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép so sánh có trong đoạn văn trên. (1,0 điểm)

- Dọc sông ,những chòm cổ thụ dáng đứng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống đất

-Núi cao như đột ngột hiện ra trước mặt

Tác dụng : Khiến cho thế giới cây cối trở nên gần gũi với con người . Đồng thời cũng biểu thị được suy nghĩ , tình cảm của người viết với thiên nhiên . Bên cạnh đó nó còn biểu thị đc tâm trạng của thiên nhiên trước sự nguy hiểm đang chờ con người vượt qua ở phía trước , như mách bảo con người phải dồn nén sức mạnh để chuẩn bị vượt thác .

Khách vãng lai đã xóa
Nhi uwu
5 tháng 4 2020 lúc 9:39

Từ “rập ràng” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?

Từ “rập ràng” trong đoạn văn trên có nghĩa là nhịp nhàng

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Chibi
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Hoàng Ánh Dương
Xem chi tiết
ngọc yến
Xem chi tiết
Nguyễn Hằng
Xem chi tiết
Mrs Jones
Xem chi tiết
Bahuy Pham
Xem chi tiết
hồ thị ngọc phương
Xem chi tiết
luong thi lan anh
Xem chi tiết