Dạng 1:Phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học
Trong các hiện tượng dưới đây, hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học :
a/ Thức ăn để lâu trong không khí bị ô thiu
b/ Một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng có phủ 1 lớp mài đen
c/ Nhiệt độ Trái Đất nóng lên làm băng ở 2 cực tan dần
d/ Khi đốt cháy than tỏa ra nhiều khí độc (CO, CO2) gây ô nhiễm môi trường
e/ Khi đánh diêm có lửa bắt cháy
f/ Sự kết tinh muối ăn
g/ Mặt Trời mọc,sương bắt đầu tan
h/ Rượu để lâu trong không khí có vị chua
i/ Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua
j/Hiện tượng quang hợp của cây xanh
k/ Thổi hơi thở vào dung dịch nước vôi trong chứa canxi hidroxit, thì trên mặt xuất hiện 1 lớp váng trắng là canxi cacbonat
l/ Đèn tín hiệu chuyển từ đỏ sang xanh
Dạng 2: Bài toán về định luật bảo toàn khối lượng
Câu 1: Một bin cầu đựng bột Magie được khóa chặt và đem cân để xác định khối lượng. Sau đó đun nóng bình cầu 1 thời gian và để nguội để đem cân lại
a/ Hỏi khối lượng bình cầu nối trên có thay đổi không? Vì sao?
b/ Mở khóa ra và câu lại thì liệu khối lượng bình cầu có khác không?
Câu 2: Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, 1 em học sinh nhiệt phân 24,5g kali clorat (KCLO3) thu được 9,6g khía oxi và muối kali clorua (KCL)
a/ Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra
b/ Tính khối lượng muối kali clorua tạo thành sau phản ứng
Câu 3: Ở nhiệt độ thường, 54g nhôm phản ứng với oxi tạo ra 102g nhôm oxit (Al2O3)
a/ Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra
b/ Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng
Câu 4:Khi nung 110kg đá vôi ( thành phần chính là canxi cacbonat CaCO3), ngta thu được 56kg canxi oxit CaO và 44 kg khí cacbonic CO2
a/ Viết phương trình hóa học của phản ứng
b/ Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxi cacbonat trong đá vôi
Câu 5: Đun nóng 15,8g Kali pemanganat (KMnO4) trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 12,6g và khối lượng của khí oxi là 2,8g . Tính hiệu suất của phản ứng
Câu 6: Để điều chế khí oxi, ngta đun nóng kali clorat KCLO3
2KCLO3 -> 2KCL + 3O2
Khi đun nóng 24,5g KCLO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 13,45g. Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu suất của phản ứng phân hủy là 80%
Dạng 3: Lập phương tình hóa học
Câu 1 : Cho sơ đồ các phản ứng hóa học sau :
a/ K +O2 --->K2O
b/ Al + CuCl2 --->AlCl3 +Cu
c/NH3 + O2 ---> NO + H2O
d/ Na + H2O ---> NaOH + H2
e/ Mg + Al2(SO4) ---> MgSO4 + Al
g/ Fe(OH) 2 + O2 + H2O ---> Fe(OH)3
h/ C2H4O2 + O2 ---> CO2 + H2O
k/ Al + H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + H2
Hãy lập phương trình hóa học của các phản ứng trên
Dạng 3: Lập phương tình hóa học
Câu 1 : Cho sơ đồ các phản ứng hóa học sau :
a/ 4K +O2 --->2K2O
b/ 2Al + 3CuCl2 --->2AlCl3 +3Cu
c/ 2NH3 + 5/2O2 ---> 2NO + 3H2O
d/ Na + H2O ---> NaOH + 1/2H2
e/ 3Mg + Al2(SO4)3 ---> 3MgSO4 + 2Al
g/ 2Fe(OH)2 + 1/2O2 + H2O ---> 2Fe(OH)3
h/ C2H4O2 + 2O2 ---> 2CO2 + 2H2O
k/ 2Al + 3H2SO4 ---> 2Al2(SO4)3 + 3H2
Dạng 1:Phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học
Trong các hiện tượng dưới đây, hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học :
a/ Thức ăn để lâu trong không khí bị ô thiu Hiện tượng hóa học
b/ Một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng có phủ 1 lớp mài đen HTHHọc
c/ Nhiệt độ Trái Đất nóng lên làm băng ở 2 cực tan dần HTVL
d/ Khi đốt cháy than tỏa ra nhiều khí độc (CO, CO2) gây ô nhiễm môi trường HTHH
e/ Khi đánh diêm có lửa bắt cháy HTHH
f/ Sự kết tinh muối ăn HTVL
g/ Mặt Trời mọc,sương bắt đầu tan HTVL
h/ Rượu để lâu trong không khí có vị chua HTHH
i/ Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua HTVL
j/Hiện tượng quang hợp của cây xanh HTHH
k/ Thổi hơi thở vào dung dịch nước vôi trong chứa canxi hidroxit, thì trên mặt xuất hiện 1 lớp váng trắng là canxi cacbonat HTHH
l/ Đèn tín hiệu chuyển từ đỏ sang xanh HTVL
Trong các hiện tượng dưới đây, hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học :
a/ Thức ăn để lâu trong không khí bị ô thiu ( HTHH tác dụng với vi khuẩn)
b/ Một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng có phủ 1 lớp mài đen ( HTHH tác dụng với Oxi)
c/ Nhiệt độ Trái Đất nóng lên làm băng ở 2 cực tan dần ( HTVL nước vẫn là nước)
d/ Khi đốt cháy than tỏa ra nhiều khí độc (CO, CO2) gây ô nhiễm môi trường (HTHH tác dụng với Oxi)e/ Khi đánh diêm có lửa bắt cháy ( HTHH tác dụng với Oxi)
f/ Sự kết tinh muối ăn (HTVL muối vẫn là muối)
g/ Mặt Trời mọc,sương bắt đầu tan (HTVL sương vẫn là sương)
h/ Rượu để lâu trong không khí có vị chua (HTHH tác dụng với vi khuẩn lên men)
i/ Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua (HTVL điện vẫn là điện)
j/Hiện tượng quang hợp của cây xanh ( HTHH đổi Oxi lấy cacbonic và ngược lại)
k/ Thổi hơi thở vào dung dịch nước vôi trong chứa canxi hidroxit, thì trên mặt xuất hiện 1 lớp váng trắng là canxi cacbonat ( HTHH tác dụng với cacbonic trong hơi thở)
l/ Đèn tín hiệu chuyển từ đỏ sang xanh (HTVL đèn vẫn là đèn)
a/ 4K +O2 → 2K2O
b/ 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 +3Cu
c/4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
d/ 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
e/ Mg + Al2(SO4) → MgSO4 + 2Al
g/ 4Fe(OH) 2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
h/ C2H4O2 + 2O2 → 2CO2 + 2H2O
k/ 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Dạng 2:
Câu 2:
a) Theo ĐL BTKL:
Ta có: \(m_{KClO_3}=m_{KCl}+m_{O_2}\)
b) Theo a) ta có:
\(m_{KCl}=m_{KClO_3}-m_{O_2}=24,5-9,6=14,9\left(g\right)\)
Câu 3:
a) Theo ĐL BTKL ta có:
\(m_{Al}+m_{O_2}=m_{Al_2O_3}\)
b) Theo a) ta có:
\(m_{O_2}=m_{Al_2O_3}-m_{Al}=102-54=48\left(g\right)\)
Câu 4:
a) CaCO3 \(\underrightarrow{to}\) CaO + CO2
b) Theo ĐL BTKL ta có:
\(m_{CaCO_3}=m_{CaO}+m_{CO_2}=56+44=100\left(kg\right)\)
\(\%CaCO_3=\dfrac{100}{110}\times100\%=90,91\%\)
Dạng 3:
a) 4K + O2 → 2K2O
b) 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu
c) 2NH3 + \(\dfrac{5}{2}\)O2 \(\underrightarrow{to}\) 2NO + 3H2O
d) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
e) 3Mg + Al2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Al
g) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O \(\underrightarrow{to}\) 4Fe(OH)3
h) C2H4O2 + 2O2 \(\underrightarrow{to}\) 2CO2 + 2H2O
k) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
bạn đăng mỗi lần một câu thôi cho dễ trả lời !!!
Dạng 2: Bài toán về định luật bảo toàn khối lượng
Câu 1:
Câu 2:
Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, 1 em học sinh nhiệt phân 24,5g kali clorat (KCLO3) thu được 9,6g khía oxi và muối kali clorua (KCL)
a/ Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra
KClO3 ==> KCl +3/2O2
b/ Tính khối lượng muối kali clorua tạo thành sau phản ứng
ADDLBTKL : mKCl = mKClO3 - mO2 = 24,5 - 9,6 =14,9 g
Câu 3: Ở nhiệt độ thường, 54g nhôm phản ứng với oxi tạo ra 102g nhôm oxit (Al2O3)
a/ Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra
4Al + 3O2 ==> 2Al2O3
b/ Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng
ADDLBTKL: mO2 = mAl2O3 - mAl = 102-54=48g
Câu 4:Khi nung 110kg đá vôi ( thành phần chính là canxi cacbonat CaCO3), ngta thu được 56kg canxi oxit CaO và 44 kg khí cacbonic CO2
a/ Viết phương trình hóa học của phản ứng
CaCO3 ==> CaO + CO2
b/ Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxi cacbonat trong đá vôi
mCaCO3(PU) = 56 + 44 = 100
=> %mCaCO3 = 100x100/110 = 90,9%
Câu 5: Đun nóng 15,8g Kali pemanganat (KMnO4) trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 12,6g và khối lượng của khí oxi là 2,8g . Tính hiệu suất của phản ứng
định luật bảo toàn khối lượng thì khối lượng khí oxi thu được phải là:
mO2=mKMnO4−mchấtrắncònlại=15,8−12,6=3,2(g)
Hiệu suất của phản ứng phân hủy bằng:
Hs=2,8/3,2×100%=87,5%
Câu 6: Để điều chế khí oxi, ngta đun nóng kali clorat KCLO3
2KCLO3 -> 2KCL + 3O2
Khi đun nóng 24,5g KCLO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 13,45g. Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu suất của phản ứng phân hủy là 80%
Dạng 2:
1) Khối lượng không thay đổi vì khối lượng chất tham gia vẫn bằng khối lượng chất sản phẩm. Khi mở khóa cân lại thì khối lượng vẫn như cũ vì không có khí thoát ra.
Dạng 1:
- Hiện tượng vật lí: c, f, g, i, l
- Hiện tượng hóa học: a, b, d, e, h, j, k