Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen Phuong Mai Anh

Có ý kiến cho rằng; Truyện cổ dân gian đem đến cho ta những giấc mơ đẹp. Qua những truyện cổ dân gian đã học và đã đọc, em hãy chứng minh ý kiến trên.

Nguyễn Lê Phương Mi
28 tháng 4 2016 lúc 17:14

Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, mang vẻ đẹp nhân văn kỳ diệu. Là thần thoại, truyền thuyết hay cổ tích, tuy ra đời trong nhừng điều kiện xã hội khác nhau, nhưng tất cả đều phản ánh một cách đậm đà đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng, giải thích một cách hồn nhiên, chất phác các hiện tượng, nguồn gốc các sự việc quanh ta, ghi lại những thăng trầm, những biến cố lịch sử dân tộc qua bao huyền thoại bi hùng, tráng lệ. Có nhiều truyện cổ dân gian đã nói lên những khát vọng của nhân dân từ những thuở xa xưa về sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù, ước mơ về ấm no, hạnh phúc. Đúng như có ý kiến cho rằng: Truyện cổ dân gian đem đến cho ta những giấc mơ đẹp.

Đọc truyện cổ dân gian, có lúc ta tưởng mình đang nằm mơ, gặp Thần Tiên, Bụt, Phật... Những giấc mơ đẹp ấy đối với tuổi thơ chúng ta thật là diệu kỳ, hạnh phúc. Truyện cổ dân gian như đã chắp cánh cho tâm hồn thơ bé chúng ta bay lên, để chúng ta được sống trong những khoảnh khắc thần tiên.

Thế giới các vị thần trong thần thoại đáng yêu. Ai đã một lần đến thăm núi Kinh Thiên ở tỉnh Hải Dương, dấu tích của thần Trụ Trời thuở hỗn độn mang lại đều có một cảm giác lâng lâng khó tả. Mỗi độ thu về, ngắm bầu trời xanh mênh mông, tôi lại mơ, lại nhớ, lại xôn xao trong lòng câu hát: Ông tát bể - Ông kể sao - Ông đào sông - Ông trồng cây - Ông xây rú - Ông trụ trời.

 

Và câu đồng dao:

Núi cao sông cũng còn dài

 Năm... năm báo oán, đời đời đánh ghen?

Lễ vật Sơn Tinh dâng lên vua Hùng sao nhiều và quý hiếm thế? Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao... là những báu vật đâu dễ tìm, đâu dễ có? Núi Tản Viên cao chót vót ở phía tây kinh thành Thăng Long là dấu tích, là chiến công hoá phép "nâng núi lên" của Sơn Tinh bảo vệ người đẹp, đánh thắng Thuỷ Tinh. Sơn Tinh là ước mơ của người xưa muốn có sức mạnh và phép lạ để chiến thắng lũ lụt thiên tai. Sơn Tinh... cũng là giấc mơ đẹp cho em, cho bạn, cho tuổi thơ gần xa:

Núi Tản như con gà cổ đại

 Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh Mênh mông gọi nắng cho mùa chín

 Từ buổi Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.

(Huy Cận)

Sẽ bất hạnh biết bao, nếu không được đọc, được nghe kể chuyện cổ? Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe bà kể chuyện cổ tích? Vì đó là ngọn nguồn những giấc mơ đẹp tuổi thơ:

Chuyện con cóc, nàng tiên Chuyện cô tấm ở hiền Thằng Lý thông ở ác...

Mái tóc bà bị bạc

Con mắt bà thì vui

Bà kể đến muôn đời

Củng không sao hết chuyện...

(Xuân Quỳnh)

Chú Sọ Dừa chỉ có mắt, mũi..., không chân tay, chỉ biết lăn lông lốc mà không biết đi. Chú lại biết chăn bò giỏi. Chú tìm đâu ra mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm và một chĩnh vàng cốm để làm sính lễ cưới cô út xinh đẹp con gái phú ông? Sọ Dừa... chàng trai lịch sự,... quan trạng nguyên..., một sự hoá thân nhiệm mầu đã trở thành giấc mơ đẹp của nhân dân, của những con người nhỏ bé" bất hạnh trong cõi đời.

Con chim phượng hoàng biết nói, rất tình nghĩa với lời hứa: Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng; ông tiên râu tóc bạc phơ đã ban cho anh Khoai câu thần chú Khắc nhập! Khắc xuất!; ông Bụt và đàn chim sẻ, chiếc giày thêu với hình ảnh cô Tấm xinh tươi gặp Hoàng tử trong ngày hội..., tất cả đều trở thành mơ ước tuyệt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay về ấm no hạnh phúc, về một sự đổi đời, cổ tích thần kỳ đã nuôi lớn tâm hồn ta bằng bao nhiêu niềm tin, bao ước mơ đẹp:

Ta Lớn lên bằng niềm tin rất thật

 Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bằng đến đậu

 Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta....

(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Truyện cổ dân gian, nhất là truyền thuyết, với các yếu tố kỳ diệu, bao sự tích và hình tượng thần kỳ đã trở thành những bài ca yêu nước tráng lệ đem đến cho ta nhiều giấc mơ đẹp. Cái vươn vai của Thánh Gióng, từ một chú bé lên ba bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Ngựa sắt phun lửa, Gióng vung roi sắt đánh cho lũ giậc Ân tơi bời. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre làm vũ khí quật cho lũ giặc chết như ngả rạ. Đánh tan giặc,

Gióng đã bay về trời. Gióng là mơ ước của tuổi thơ Việt Nam ngàn đời:

Mỗi chủ bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hoá Đại Bàng

("Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" - Chế Lan Viên)

Sự tích trăm trứng đã nhập hồn ta từ thuở trong nôi theo lời ru của mẹ. Lưỡi gươm khắc hai chữ "Thuận Thiên” là vật báu của Long Quân cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh. Cái lẫy nỏ thần Kim Quy bắn một phát giết hàng van giặc. Triệu Quang Phục chống giặc Lương ở đầm Dạ Trạch được Rồng vàng tháo móng chân đem cho, và dặn: Cắm lên mủ đầu mâu, sẽ đánh đâu thắng đấy! Nhờ thế mà Triệu Quang Phục chém được đầu tướng giặc Dương Sằn, thu phục lại giang sơn.

Truyền thuyết lịch sử tuy mang yếu tố hoang đường nhưng nó đã diễn ra một cách bay bổng thần kỳ sức mạnh con người Việt Nam qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Ta lớn lên cùng truyền thuyết. Ta tự hào và yêu đất nước. Một đất nước có "nghìn núi trăm sông diễm lệ...". Một đất nước có Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên... oai hùng.

Chúng ta sinh ra và lớn lên -dưới trời xanh và hương lúa được nuôi dưỡng bằng tình thương của cha, bằng sữa mẹ, bằng sự dạy bảo của thầy giáo. Tiếng đàn bầu, khúc dân ca, câu thơ Kiều của Nguyễn Du.. đã trở thành mảnh tâm hồn mỗi chúng ta. Bạn có nghe tiếng gà gáy trên hoang đảo:

ò... ó ... o...

Phải thuyền quan trạng rước cô về?

Bạn còn có nhớ câu hát dân gian trong ngày hội Gióng:

Đứa thì sứt mủi, sứt tai

Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà!

Thật vậy, truyện cổ dân gian đã đem đến cho ta những giấc mơ đẹp. Ta như nghe tiếng thầm thì của ông cha từ ngàn xưavọng nói về. Và ta càng yêu thêm truyện cổ. Một quyển sách ước. Một cây bút thần. Cái đàn thần và cái niêu cơm thần... của Thạch Sanh... đã trở thành mơ ước và hành trang trong tâm hồn mỗi em thơ.

Một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh và tài hoa mới có một kho tàng truyện cổ dân gian đậm đà hấp dẫn thế.

Nguyễn Minh Anh
28 tháng 4 2016 lúc 17:17

Chúng ta đều biết rằng trong xã hội phong kiến xưa kia, có sự phân hóa về giàu nghèo, về giai cấp có hàng trăm thứ luật lệ hà khắc và biết bao tầng áp bức, bóc lột đè nặng lên cuộc sống của người dân. Mặc dù, ở họ cũng đã nhen nhóm sự phản kháng, song với thời đại và hoàn cảnh đó, họ chưa thể làm thay đổi được cả xã hội. Điều duy nhất họ có thể làm là ước mơ, là gửi gắm những khát vọng trong tác phẩm văn chương, đặc biệt là truyện cổ tích, có ý kiến cho rằng.

" Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc công bằng xã hội".

Nhận định này được soi sáng trong rất nhiều tác phẩm như. Chử Đồng Tử, Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Trầu cau, Sọ dừa, Thạch Sanh....

Đọc truyện cổ tích, ta bắt gặp những giấc mơ đẹp của người bình dân xưa. Song có khi nào ta tự hỏi tại sao họ phải mơ ước không? Con người ta mơ khi hiện thực không đáp ứng được sự mong mỏi, cho nên phải hướng về một thế giới khác, tươi đẹp hơn, đúng như mong muốn của mình. Người xưa cũng vậy, cuộc sống của họ là một bể khổ tưởng như khó lòng thoát ra khỏi được. Một cuộc sống luôn bị thiên tai, áp bức chiến tranh...Một cuộc sống bị đè nén bóc lột cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ phải làm việc cực nhọc ngày qua ngày, năm qua năm nhưng luôn phải chịu đói khổ cực nhọc như anh nông dân nghèo Thạch Sanh... Họ luôn bị khinh thường, rẻ rúng, bị tước đoạt quyền được yêu thương, quyền làm người như cô Tấm, Sọ Dừa...Vì thế mà họ phải mơ. Mơ cũng là một cách phủ nhận, phản kháng thực tại để hướng về chân, thiện, mỹ, hướng về thế giới khác đẹp đẽ, ở họ có được sự bình đẳng trong cuộc sống, trong hôn nhân, được sống tự do, nhân nghĩa...

Khát vọng công bằng trong xã hội, một khát vọng thường trực mà ta luôn gặp trong truyện cổ tích. Dễ dàng thấy nhân vật chính nằm trong chuyện là những con người riêng, những người dị tạng xấu xí, những kẻ làm thuê, những người nghèo khó...Họ bị ngược đãi. Cô Tấm bị dì ghẻ hắt hủi, bắt làm việc tối ngày, anh nông dân bị phú ông lừa bóc lột sức lao động một cách thậm tệ. Sọ Dừa bị mọi người con thường, không được coi như con người...Họ bị đối xử bất công vậy đó! Nhưng họ có thể làm gì được nay khi chỉ là thân phận thấp cổ bé họng, thân phận con sâu cái kiến? Bởi thế họ luôn mong ước có những thế lực siêu nhiên như thần, Phật, bụt, tiên để giúp đỡ họ, làm cho họ đổi đời. Nhưng thế lực này tất nhiên không xuất hiện để thuyết minh cho một tôn giáo nào mà họ chính là đại diện cho cái thiện, cho lẽ phải, cho khát vọng của người dân về sự công bằng. Sự công bằng ở đây tức là sự chiến thắng của cái thiện trước những thế lực đen tối, độc ác. Chính vì thế, trong truyện ta mới bắt gặp những kết thúc có hậu. Thạch Sanh nghèo lấy được công chúa, cô Tấm đáng thương trở thành hoàng hậu, Chử Đồng Tử - chàng trai nghèo đánh cá - kết duyên với công chúa con vua. Rõ ràng ở đây là khát vọng phản kháng của họ. Cố nhiên chỉ là mơ ước.

Không chỉ dừng lại ở đó, người xưa còn ao ước được tự do hôn nhân, tự mình quyết định lấy hạnh phúc của đời mình. Ước mơ này là chính đáng, bởi xã hội phong kiến đã trói buộc con người đặt biệt là người phụ nữ trong các luật lệ hà khắc như " cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, nam nữ thụ thụ bất thân, tam tòng tứ đức. Vì thế mà tự do hôn nhân có thể coi như mơ ước rất thường trực quan trọng đối với người xưa. Đó là sự giải phóng về tinh thần với họ. Nói về vấn đề này. Chử Đồng Tử hay cụ thể hơn là cuộc hôn nhân Chử Đồng Tử - Tiên Dung là một minh chứng hùng hồn. Nếu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người con gái lý tưởng phải là.

Êm đềm nước rủ màn che.
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Con trai lý tưởng phải là:

Phong thư tài mạo tót vời.
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.

Cuộc hôn nhân đẹp phải là giữa kẻ quốc sắc với kẻ thiên tài, gắn liền với đàn, thơ, lầu sách. Thì cách đó rất lâu, nhân dân đã có quan niệm tiến bộ: hôn nhân đẹp là giữa hai con người mang trong mình phẩm chất chứ không cần bất cứ điều kiện gì khác. Thế cho nên, Đồng Tử, Tiên Dung mới lấy nhau. Hai con người, một hiếu thảo, một tự do, phóng khoáng. Hai con người một chỉ là chàng trai đánh cá cực nghèo ở dưới đáy cùng của xã hội với một là công chúa lá ngọc cành vàng sống vương giả nơi đỉnh cao của giàu sang. Họ đã vượt qua bức tường giai cấp dày đặc ngăn cách, đã bỏ qua ràng buộc, mọi luật lệ hà khắc. Họ đã đến với nhau bằng sự cảm thông về cuộc đời nhau, bằng tiếng gọi trái tim, tiếng nói của tình yêu nguyên thủy sơ khai. Và hơn thế nữa. Tiên Dung lại là người đề nghị cưới Đồng Tử. Điều đó vừa cho thấy sự táo bạo ở nàng, vừa khẳng định vai trò của người phụ nữ trong hôn nhân. Tư tưởng này thật tiến bộ, nó vượt xa quan niệm đạo đức lạc hậu của phong kiến. Nếu như mãi đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, ta mới gặp một nàng Kiều " xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" để đến với người yêu, thì cách đó bao nhiêu thế kỷ - cha ông ta đã tưởng tượng ra một Tiên Dung còn táo bạo hơn thế. Tại sao vậy? Theo em đây là một vấn đề rất con người. Một vấn đề mà từ ngày xưa, thậm chí là đến thế kỷ XX vẫn tồn tại nóng bỏng, khiến cho bao nhà thơ, nhà văn phải nhiều lần lên tiếng.

Và như chúng ta đã biết, người Việt Nam xưa và nay đều sống rất đậm tình, nặng nghĩa, chung thủy sắt son. Bởi thế mà họ còn gửi gắm niềm tin mong mỏi của mình được chung sống hạnh phúc nhân nghĩa,vẹn toàn trước sau với mọi người trong truyện cổ tích. Trầu cau là một trong những câu chuyện rất tiêu biểu làm sáng rõ ước mơ này. Trầu cau kết thúc bằng cái chết vĩnh viễn của ba nhân vật chính. Người em, người anh và người vợ. Cái chết của họ là một bài học luôn nhắc nhở mọi người phải sống bằng chính mình, phải biết yêu thương, độ lượng, tránh sự nghi kị, ghen tuông vu vơ. Bởi tất cả đều có thể phải trả giá rất đất. Một gia đình đang sống yên vui, hòa thuận là thế mà chỉ vì một phút nhận nhầm của người vợ, ôm chầm lấy người em mà khiến người anh sinh ra ghét bỏ, hắt hủi em. Người vợ không có lỗi, chỉ vì quá nhớ thương, mong mỏi gặp chồng nên sinh ra nhầm lẫn. Người anh mới có lỗi, đã ghen tuông vu vơ, hiểm nhầm vợ và em... Cuối cùng, họ chết đi, hóa thành tảng đá, dây trầu, cây cau đứng bên nhau. Và khi ăn lá trầu với quả cau và một tí vôi thì làm môi đỏ miệng thơm. Điều đó nói lên rằng nếu vợ chồng yêu thương nhau thông cảm cho nhau. Anh em hòa thuận đoàn kết thì gia đình sẽ êm ấm.

Không chỉ mong muốn được sống hết mình mà người xưa còn muốn được sống tự do, phóng khoáng, lánh đục tìm trong giữa thiên nhiên, đất trời. Việc Chử Đồng Tử và Tiên Dung sau khi lấy nhau đã ở lại trong nhân dân để tìm kế sinh nhai chứng tỏ rằng họ muốn sống gần gũi với mọi người, muốn tự lao động bằng sức mạnh để tạo lập cuộc sống. Họ sống thanh cao không ham tiền tài, không màng danh lợi. Vì thế khi Đồng Tử gặp nhà sư Phật Quang thì cũng không còn nghĩ gì đến chuyện buôn bán, đến làm giàu mà quyết chí học đạo tu tiên. Phải chăng họ muốn thoát tục, muốn tìm về, muốn hướng tới cái đẹp thanh cao như cõi tiên, cõi bồng lai. Đặc biệt, với chi tiết chỉ trong một đêm mà nơi Đồng Tử và Tiên Dung ở bay cả lên trời thì khát vọng của họ đã được đẩy lên đỉnh cao. Họ muốn sống với cả vũ trụ bao la, với cả đất trời vĩnh cửu, họ không hề có sự trốn đời, bế tắc vì họ hoàn toàn có thể chống lại quân triều đình với thành cao, hào sâu và hàng trăm quân lính...Quả thật, tâm hồn của người xưa đã vượt ra ngoài khuôn khổ của xã hội.

Khép lại những câu truyện cổ tích thần kỳ, ta lại trở về hiện thực đương thời với biết bao chuyển động như nó vốn có. Song, âm hưởng của những câu chuyện xa xưa sẽ còn vang mãi trong ta, dấu ấn của nó sẽ đậm nét mãi trong tiềm thức và tâm tưởng của mọi người, Bởi đến với cổ tích là ta tìm đến với những giá trị nhân bản, với những triết lý sống lành mạnh chính đáng của người Việt Nam. Biết ơn những tác giả dân gian xưa đã tạo nên những câu chuyện cổ tích để giúp chúng ta hiểu hơn người xưa đã sống, muốn sống như thế nào và ngày nay còn học ở đó những gì.
 

Nguyen Thi Mai
28 tháng 4 2016 lúc 18:45

Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, mang vẻ đẹp nhân văn kỳ diệu. Là thần thoại, truyền thuyết hay cổ tích, tuy ra đời trong nhừng điều kiện xã hội khác nhau, nhưng tất cả đều phản ánh một cách đậm đà đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng, giải thích một cách hồn nhiên, chất phác các hiện tượng, nguồn gốc các sự việc quanh ta, ghi lại những thăng trầm, những biến cố lịch sử dân tộc qua bao huyền thoại bi hùng, tráng lệ. Có nhiều truyện cổ dân gian đã nói lên những khát vọng của nhân dân từ những thuở xa xưa về sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù, ước mơ về ấm no, hạnh phúc. Đúng như có ý kiến cho rằng: Truyện cổ dân gian đem đến cho ta những giấc mơ đẹp.

Đọc truyện cổ dân gian, có lúc ta tưởng mình đang nằm mơ, gặp Thần Tiên, Bụt, Phật... Những giấc mơ đẹp ấy đối với tuổi thơ chúng ta thật là diệu kỳ, hạnh phúc. Truyện cổ dân gian như đã chắp cánh cho tâm hồn thơ bé chúng ta bay lên, để chúng ta được sống trong những khoảnh khắc thần tiên.

Thế giới các vị thần trong thần thoại đáng yêu. Ai đã một lần đến thăm núi Kinh Thiên ở tỉnh Hải Dương, dấu tích của thần Trụ Trời thuở hỗn độn mang lại đều có một cảm giác lâng lâng khó tả. Mỗi độ thu về, ngắm bầu trời xanh mênh mông, tôi lại mơ, lại nhớ, lại xôn xao trong lòng câu hát: Ông tát bể - Ông kể sao - Ông đào sông - Ông trồng cây - Ông xây rú - Ông trụ trời.

 

Và câu đồng dao:

Núi cao sông cũng còn dài

 Năm... năm báo oán, đời đời đánh ghen?

Lễ vật Sơn Tinh dâng lên vua Hùng sao nhiều và quý hiếm thế? Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao... là những báu vật đâu dễ tìm, đâu dễ có? Núi Tản Viên cao chót vót ở phía tây kinh thành Thăng Long là dấu tích, là chiến công hoá phép "nâng núi lên" của Sơn Tinh bảo vệ người đẹp, đánh thắng Thuỷ Tinh. Sơn Tinh là ước mơ của người xưa muốn có sức mạnh và phép lạ để chiến thắng lũ lụt thiên tai. Sơn Tinh... cũng là giấc mơ đẹp cho em, cho bạn, cho tuổi thơ gần xa:

Núi Tản như con gà cổ đại

 Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh Mênh mông gọi nắng cho mùa chín

 Từ buổi Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.

(Huy Cận)

Sẽ bất hạnh biết bao, nếu không được đọc, được nghe kể chuyện cổ? Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe bà kể chuyện cổ tích? Vì đó là ngọn nguồn những giấc mơ đẹp tuổi thơ:

Chuyện con cóc, nàng tiên Chuyện cô tấm ở hiền Thằng Lý thông ở ác...

Mái tóc bà bị bạc

Con mắt bà thì vui

Bà kể đến muôn đời

Củng không sao hết chuyện...

(Xuân Quỳnh)

Chú Sọ Dừa chỉ có mắt, mũi..., không chân tay, chỉ biết lăn lông lốc mà không biết đi. Chú lại biết chăn bò giỏi. Chú tìm đâu ra mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm và một chĩnh vàng cốm để làm sính lễ cưới cô út xinh đẹp con gái phú ông? Sọ Dừa... chàng trai lịch sự,... quan trạng nguyên..., một sự hoá thân nhiệm mầu đã trở thành giấc mơ đẹp của nhân dân, của những con người nhỏ bé" bất hạnh trong cõi đời.

Con chim phượng hoàng biết nói, rất tình nghĩa với lời hứa: Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng; ông tiên râu tóc bạc phơ đã ban cho anh Khoai câu thần chú Khắc nhập! Khắc xuất!; ông Bụt và đàn chim sẻ, chiếc giày thêu với hình ảnh cô Tấm xinh tươi gặp Hoàng tử trong ngày hội..., tất cả đều trở thành mơ ước tuyệt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay về ấm no hạnh phúc, về một sự đổi đời, cổ tích thần kỳ đã nuôi lớn tâm hồn ta bằng bao nhiêu niềm tin, bao ước mơ đẹp:

Ta Lớn lên bằng niềm tin rất thật

 Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bằng đến đậu

 Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta....

(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Truyện cổ dân gian, nhất là truyền thuyết, với các yếu tố kỳ diệu, bao sự tích và hình tượng thần kỳ đã trở thành những bài ca yêu nước tráng lệ đem đến cho ta nhiều giấc mơ đẹp. Cái vươn vai của Thánh Gióng, từ một chú bé lên ba bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Ngựa sắt phun lửa, Gióng vung roi sắt đánh cho lũ giậc Ân tơi bời. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre làm vũ khí quật cho lũ giặc chết như ngả rạ. Đánh tan giặc,

Gióng đã bay về trời. Gióng là mơ ước của tuổi thơ Việt Nam ngàn đời:

Mỗi chủ bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hoá Đại Bàng

("Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" - Chế Lan Viên)

Sự tích trăm trứng đã nhập hồn ta từ thuở trong nôi theo lời ru của mẹ. Lưỡi gươm khắc hai chữ "Thuận Thiên” là vật báu của Long Quân cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh. Cái lẫy nỏ thần Kim Quy bắn một phát giết hàng van giặc. Triệu Quang Phục chống giặc Lương ở đầm Dạ Trạch được Rồng vàng tháo móng chân đem cho, và dặn: Cắm lên mủ đầu mâu, sẽ đánh đâu thắng đấy! Nhờ thế mà Triệu Quang Phục chém được đầu tướng giặc Dương Sằn, thu phục lại giang sơn.

Truyền thuyết lịch sử tuy mang yếu tố hoang đường nhưng nó đã diễn ra một cách bay bổng thần kỳ sức mạnh con người Việt Nam qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Ta lớn lên cùng truyền thuyết. Ta tự hào và yêu đất nước. Một đất nước có "nghìn núi trăm sông diễm lệ...". Một đất nước có Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên... oai hùng.

Chúng ta sinh ra và lớn lên -dưới trời xanh và hương lúa được nuôi dưỡng bằng tình thương của cha, bằng sữa mẹ, bằng sự dạy bảo của thầy giáo. Tiếng đàn bầu, khúc dân ca, câu thơ Kiều của Nguyễn Du.. đã trở thành mảnh tâm hồn mỗi chúng ta. Bạn có nghe tiếng gà gáy trên hoang đảo:

ò... ó ... o...

Phải thuyền quan trạng rước cô về?

Bạn còn có nhớ câu hát dân gian trong ngày hội Gióng:

Đứa thì sứt mủi, sứt tai

Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà!

Thật vậy, truyện cổ dân gian đã đem đến cho ta những giấc mơ đẹp. Ta như nghe tiếng thầm thì của ông cha từ ngàn xưavọng nói về. Và ta càng yêu thêm truyện cổ. Một quyển sách ước. Một cây bút thần. Cái đàn thần và cái niêu cơm thần... của Thạch Sanh... đã trở thành mơ ước và hành trang trong tâm hồn mỗi em thơ.

Một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh và tài hoa mới có một kho tàng truyện cổ dân gian đậm đà hấp dẫn thế.

Chúc bn hok tốthihi


Các câu hỏi tương tự
Lưu Thùy Dung
Xem chi tiết
ta thi ngoan
Xem chi tiết
Trần Thị Mai Chi
Xem chi tiết
Dinh Gia Thien
Xem chi tiết
Lê Như
Xem chi tiết
Darth Vader
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thanh Thuy
Xem chi tiết
Người Vô Danh
Xem chi tiết
Thái Lâm Hoàng
Xem chi tiết