Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hatsune miku

Chúng minh rằng: Mỗi chúng ta đều cần thực hành lối sống tiết kiệm.

( không lấy văn mẫu)

Bích Ngọc Huỳnh
7 tháng 3 2018 lúc 12:29

Đất nước Việt Nam chúng ta là một đất nước đi lên từ một nền nông nghiệp. Đất nước chúng ta lại có quá trình kháng chiến chống kẻ thù xâm lược nhiều hơn các nước khác. Trong những năm tháng chiến tranh mọi sức lực, của cải của chúng ta đều phải dồn tập trung cho kháng chiến. Chính vì vậy, tốn rất nhiều tiền bạc công sức của toàn Đảng toàn dân của chúng ta. Sau chiến tranh, chúng ta cũng có những bước chuyển đổi tích cực nhưng chưa thật sự đột phá. Nền kinh tế nước ta bị kéo lùi khá xa so với các nước tiên tiến trên thế giới.

Trong những năm hòa bình chúng ta đã cố gắng để đẩy mạnh khoa học, công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực kinh tế của mình nhằm đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo lạc hậu. Để cho nước ta thành nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, mục tiêu đó vẫn đang trong thời kỳ thực hiện mà thôi. Người dân ở các vùng sâu vùng xa của nước ta vẫn còn nghèo khổ. Chính vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nhiều hơn, không nên lãng phí tiền bạc ngân sách quốc gia nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển vững mạnh hơn, và toàn diện hơn.

Thế nào là tiết kiệm? Tiết kiệm làm gì? Tiết kiệm không đồng nghĩa với việc ki bo, keo kiệt, bủn xỉn, không phải là việc chúng ta coi trọng đồng tiền hơn tất cả mọi thứ. Mà tiết kiệm chính là việc chúng ta cần phải cân nhắc xem việc gì nên chi tiền chi bao nhiêu là hợp lý, không nên sa đà, hoang phí tiền của ngân sách của nhà nước, những đồng tiền thuế mà người dân đóng góp.

Tiết kiệm là một cách để chúng ta luôn làm giàu ngân khố, dành tiền để chi cho những khi cần thiết ví dụ như khi người dân bị lũ lụt hạn hán thì lúc này nhà nước cần phải dùng tiền để trợ giúp cho người dân. Cần đầu tư tiền xây dựng bệnh viện trường học cho người dân ở những vùng sâu, vùng xa biên giới hải đảo thay vì tiêu tiền vào việc mua xe ô tô công quá nhiều, rồi tiệc tùng chiêu đãi phè phỡn. Hay việc thi thoảng lại thấy những quyết định xây dựng tượng đài hàng trăm nghìn tỷ, những dự án hàng triệu đô nhưng nằm đắp chiếu chẳng biết bao giờ mới thi công.

Phạm Thu Thủy
9 tháng 3 2018 lúc 20:58

Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Sau hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt mấy chục năm, nền kinh tế nước ta lại càng nghèo nàn, lạc hậu. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, nhân dân ta bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong hòa bình nên bước đầu đã có cuộc sống ấm no: Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật, nhà nước ta đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn Đảng, toàn dân. Coi tiết kiệm là quốc sách, là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước.

Vậy thế nào là tiết kiệm? Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp việc cần đóng góp cũng không đóng góp.

Tiết kiệm cũng không phải là dè sẻn, để dành, cất kín những tiền của dư thừa, mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở. Người dân nào có tiền chưa dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà. Cao hơn nữa, tiết kiệm là cần sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian… một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí.

Tiết kiệm là quốc sách, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội. Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chỉ tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có.

Với một quốc gia như Việt Nam hiện nay thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết. Tiết kiệm để tích lũy vốn, đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống nhân dân, từng bước đưa đất nước đi lên. Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư… nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là cơ bản mà nguồn vốn của dân chỉ có thể có được bằng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm. Tiết kiệm là việc làm vô cùng cần thiết. Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan, đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa, không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn, không trang bị những đồ dùng đắt tiền, không tổ chức tiệc tùng lãng phí… Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công, bảo đảm chất lượng tốt là tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia. Những cuộc họp đúng giờ, ngắn gọn là tiết kiệm thời gian. Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm cồng sức lao động. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải tiết kiệm thời giờ, sức lao động và tiền của. Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm. Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của, sức lao động, hợp lí hóa sản xuất. Người nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Còn học sinh chúng ta phải làm gì để thực hành tiết kiệm? Giữ gìn trường lớp, bàn ghế, đồ dùng học tập… là tiết kiệm cho nhà trường. Bảo quản sách vở, quần áo, xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm. Chăm chỉ học tập, lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ, vừa là giúp đất nước tiết kiệm tiền của để đào tạo một con người. Có muôn ngàn cách để tiết kiệm, miễn là mỗi người phải có ý thức tự giác. Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí của Nhà nước. Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng, cấp thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Vì thế, ủng hộ chủ trương tiết kiệm của nhà nước cũng là biện pháp để chúng ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới.

Các câu hỏi tương tự
long
Xem chi tiết
Nguyễn An Khang
Xem chi tiết
Mẫn Gia
Xem chi tiết
Vũ thành nam
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
nhân lê
Xem chi tiết
Tà Tưa
Xem chi tiết
nguyễn phương chi
Xem chi tiết
nguyễn phương chi
Xem chi tiết