Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thị Hồng Vân

- Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?

- em có nhận xét gì về tình hình thủ công của nhà họ Nguyễn

Hoàng Đình Bảo
23 tháng 5 2019 lúc 20:55

-Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:

+Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.

+Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.

-Nhận xét về thủ công nghiệp của nhà Nguyễn:

+Tình hình thủ công nghiệp ta thời Nguyễn ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển.

+Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như: Bát Tràng (Hà Nội), đúc đồng Ngũ Xã (hà Nội), dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội)….

+Những hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công nghiệp phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.

Flash Dora
23 tháng 5 2019 lúc 21:52

1.Chữ Quốc Ngữ ra đời trong hoàn cảnh:

- Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã trở nên phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

- Trải qua một quá trình lâu dài, với sự kết hợp của các giáo sĩ phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rốt đã cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh.

=> Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy. Một thời gian dài, chữ Quốc ngữ chỉ lưu hành trong giới truyền đạo. Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến. chữ quốc ngữ được nhân dân ta ghi nhận vì dễ nhớ, dễ thuộc.

2.Em có nhận xét j về tình hình thủ công ở thời nhà Nguyễn:

Tích cực:

- Thủ công nghiệp nhà nước phát triển: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

- Ngành khai mỏ được mở rộng, cả nước có hàng trăm mỏ được khai thác gồm các mỏ vàng, bạc, đồng,…

- Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhiều làng thủ công nổi tiếng như: Bát Tràng, Ngũ Xã, Vạn Phúc (Hà Nội), Bảo An (Quảng Nam),…

Hạn chế:

- Kĩ thuật khai mỏ còn lạc hậu, các mỏ hoạt động thất thường và sa sút dần.

- Hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn phân tán.

- Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.

Chúc bn học tốthahahahahaha

Trần Thị Minh Hằng
24 tháng 5 2019 lúc 9:40

Hoàn cảnh ra đời của chữ quốc ngữ

- Chữ quốc ngữ ra đời gắn với hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây, các nhà truyền giáo cố gắng tạo ra bộ chữ viết mới cho tiếng việt trên cơ sở chữ la tinh để truyền giáo dễ dàng hơn.

- Sau này, giáo sĩ Alexando Rốt đã tiếp thu và sáng tạo thêm nhằm hệ thống và hoàn thiện chữ la tinh cho tiếng việt, tất cả được in trong 1 cuốn từ điển vào năm 1961.

- Từ khi ra đời cho đến khi Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, do chữ Hán và chữ Nôm vốn được sử dụng trong xã hội Việt Nam nên chữ quốc ngữ ra đời gắn chặt chẽ với hoạt động truyền giáo, hầu như chỉ sử dụng trong hoạt động này. Phải đến khi người Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam năm 1884 thì chữ quốc ngữ mới dần thay thế chữ Hán và chữ Nôm để trở thành chữ viết chính, đến cách mạng tháng Tám, nước ta chính thức sử dụng chữ quốc ngữ làm chữ viết chính.

Nhận xét về thủ công nghiệp nhà Nguyễn

- Thủ công nghiệp nhà Nguyễn có sự phát triển mạnh với nhiều ngành nghề như đóng tàu, khai thác kim loại…

- Các nghề truyền thống đạt đến kỹ thuật cao như làm gốm, in ấn, dệt…

- Thủ công nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ, không có sản xuất quy mô lớn.

- Nhà Nguyễn không có nhiều chính sách khuyến khích thủ công nghiệp nên phần nào hạn chế sức sản xuất cũng như sự phát triển của các ngành nghề thủ công.

Nguyen Phuong Anh
24 tháng 5 2019 lúc 10:26

- Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh cuối thế kỉ XVII giáo sư A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái latinh ghi âm tiếng việt để sử dụng cho việc truyền đạo .

- NX :

* Tích cực :

- Thủ công nghiệp của nhà nước phát triển : nhà nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền , đúc súng , đóng tàu ở cố đô huế . hà nội ,... Thợ gỏi các địa phương đc tập trung về sx trong các xưởng của nhà nước .

- Khai thác mỏ được, cả nước có hàng trăm mỏ được khai thác gồm các mỏ vàng , bạc , đồng...

- Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị vẫ ko ngày phát triển .

* Hạn chế :

- khai thác mỏ còn lạc hậu , các mỏ hoạt động , thất thường và sa sút dần .

- hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn phân tán

Jungkook🤩😍😍😘
25 tháng 5 2019 lúc 21:09

Hỏi đáp Lịch sử


Các câu hỏi tương tự
Erza Scarlet
Xem chi tiết
Niên
Xem chi tiết
Minh Trần Kim
Xem chi tiết
Phạm Vũ Anh Thư
Xem chi tiết
Maria
Xem chi tiết
Mạnh
Xem chi tiết
Đặng Hiếu
Xem chi tiết
Ngọc Hoàng An Lê
Xem chi tiết
TRịnh Thị HƯờng
Xem chi tiết