a)
* Trao đổi về “Quyền được học tập”
- Em hiểu quyền đó thế nào?
+ Trẻ em có quyền được học tập, đối với bậc tiểu học trẻ em không phải đóng học phí
+ Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.
+ Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
- Quyền đó có ý nghĩa gì đối với em?
+ Quyền được học tập có một vị trí vô cùng quan trọng trong các quyền của trẻ em. Việc được giáo dục thông qua học tập sẽ giúp trẻ em được phát triển toàn diện về cả phẩm chất, năng lực, trí tuệ và thể lực.
b)
* Người nói
- Tớ rất thích chơi đàn piano, tớ muốn bố mẹ mua cho tớ một chiếc đàn nhưng bố mẹ không đồng ý
- Chơi đàn piano giúp tớ cảm thấy thư giãn hơn sau mỗi giờ học tập, không những thế còn giúp tớ rèn luyện được khả năng nhanh nhẹn của mình hơn
* Người nghe
- Trước tiên cậu hãy thử thuyết phục bố mẹ về việc mua đàn piano
- Hãy học tập tốt việc luyện đàn có được kết quả tốt thì bố mẹ sẽ đồng ý thôi