Chào bạn mình là Trương Nguyên Đại Thắng :)))
-Đoạn văn đảm bảo các ý sau :
+Mục đích của việc học chân chính
+Tác dụng của việc học chân chính
+Phương pháp học
-Bài làm-
Mặc dù đã hơn ba trăm năm qua nhưng bàn luận học pháp của Nguyễn Thiếp vẫn được áp dụng vào thực tế của việc học và mãi mãi về sau.... Qua văn bản "Bàn luận về phép học" ta thấy Nguyễn Thiếp là người thiên tư sáng suốt,học rộng hiểu sâu.Với cách lập luận chặt chẽ , ông đã giúp mọi người xác định mục đích của việc học chân chính là học để làm người có đạo đức,có tri thức (Mục đích). Học để có tri thức góp phần làm cho đất nước hưng thịnh,chứ không phải học để cầu danh lợi (Tác dụng).Mà muốn học tốt phải có phương pháp học hiệu quả, học rộng nhưng phải nắm cho gọn,đặc biệt phải đi đôi với hành (Phương pháp). Ông còn phê phán những quan niệm thái độ lệch lạch sai trái trong việc học . Ông có cái nhìn sâu rộng,hiểu biết và sáng suốt,thông minh , thế nên bài tấu của ông có sức thuyết phục. Dù hơn 300 năm đã qua nhưng "Bài luận về phép học" của Nguyễn Thiếp vẫn được áp dụng vào thực tế của việc học và mãi mãi về sau.
Ghi chú : Nếu có câu nào khó cứ tag mình nhé ;) On thì giúp cho