Bài 5: Luyện tập chuột

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn duy luân

cho mình hỏi:trình bày cấu tạo của chuột máy tính

 

Lê Xuân Mai
18 tháng 12 2016 lúc 22:49

mk ko chắc câu này đúng hay sai nha

 

Cơ bản về chuột cơ
Mục tiêu chính của bất kỳ chuột máy tính nào là chuyển đổi sự di động của bàn tay cầm chuột thành những tín hiệu mà máy tính có thể sử dụng. Hầu như tất cả chuột cơ ngày nay thực hiện sự chuyển đổi này sử dụng năm thành phần.

1.Một trái banh bên trong chuột chạm mặt để chuột (desktop) và xoay khi chuột di chuyển


Hình trên là bên dưới bản mạch logic của chuột: phần nhìn thấy của trái banh chạm desktop
2.Hai con xoay bên trong chuột chạm trái banh. Một con xoay được định hướng để nó dò sự chuyển động của chuột theo phương X, con xoay kia được định hướng vuông góc với con trước để nó dò sự chuyển động theo phương Y. Khi trái banh xoay, một hay cả hai con xoay này xoay theo. Hai ảnh sau, một ảnh mô phỏng, một ảnh cho thấy hai con xoay màu trắng trong chuột

Hình trên là ảnh mô phỏng

Những con xoay chạm trái banh và dò sự chuyển động theo phương X và Y
3.Mỗi con quay nối với một trục, trục này làm quay một đĩa có nhiều lỗ. Khi con quay quay, trục của nó và đĩa quay theo. Ảnh sau cho thấy đĩa

Một đĩa mã hóa quang điển hình: quanh rìa của nó có 36 lỗ
4.Hai bên đĩa có một cảm biến hồng ngoại và một LED hồng ngoại. Những lỗ trên đĩa như vậy sẽ làm cho cảm biến hồng ngoại nhận được những xung ánh sáng khi đĩa quay. Tốc độ xung liên hệ trực tiếp với tốc độ di chuyển và khoảng cách di chuyển của chuột.

Một LED hồng ngoại ở một bên đĩa và cảm biến hồng ngoại(đỏ) ở bên kia
5.Một chip xử lý trên bản mạch đọc những xung ánh sáng từ cảm biến hồng ngoại và đổi nó thành dữ liệu nhị phân mà máy tính có thể hiểu.Chip gửi dữ liệu nhị phân đến máy tính thông qua dây của chuột.
Phần logic của chuột được chi phối bởi một chip mã hóa, một con xử lý nhỏ mà đọc những xung đến từ cảm biến hồng ngoại và đổi nó thành những byte được gửi tới máy tính. Chúng ta có thể nhìn thấy 2 nút bấm dò tìm click(ở hai bên nối dây)
Trong sự sắp xếp cơ-quang này,đĩa di chuyển cơ học ,và hệ thống quang đếm xung ánh sáng.Trong chuột này,trái banh có đường kính 21mm,con xoay có đường kính 7mm,đĩa mã hóa có 36 lỗ.Vậy nếu chuột di chuyển 25,4mm thì chip mã hóa sẽ dò được 41 xung ánh sáng.
Lưu ý, mỗi LED có hai LED hồng ngoại và hai cảm biến hồng ngoại, mỗi cái ở bên mỗi bên của đĩa(vì vậy có bốn cặp LED/cảm biến bên trong một chuột). Sự sắp xếp này cho phép con xử lý dò tìm hướng quay của đĩa. Có một bộ phận nhựa trên đó có một lỗ nhỏ được định vị chính xác giữa đĩa và mỗi cảm biến hồng ngoại. Có thể thấy nó trong hình sau

Miếng nhựa nằm giữa cảm biến hồng ngoại(đỏ) và đĩa mã hóa.
Miếng nhựa cung cấp một lỗ thông qua đó cảm biến hồng ngoại có thể nhìn. Cửa sổ ở một bên của đĩa được đặt cao hơn một tí so với cửa sổ bên kia của đĩa_chính xác là một nửa chiều cao của lỗ trên đĩa mã hóa. Sự lệch đó làm cho hai cảm biến hồng ngoại gặp xung ánh sáng ở hai thời điểm hơi lệch nhau. Có lúc một cảm biến gặp xung ánh sáng, cảm biến kia thì không, và ngược lại.

Nguyễn Minh Quân
26 tháng 12 2016 lúc 20:58

nút trái , nút phải, nút lăn

mình chắc là vậy. Nhưng cậu đừng lo lắngbanhquathanghoa

Ha Hoang
3 tháng 3 2017 lúc 21:12

Cấu tạo chuột máy tính gồm các bộ phận sau :

Nút trái: nằm phía bên trái khi cầm chuột, đây là nút được sử dụng nhiều nhất.

Nút phải: nằm phía bên phải khi cầm chuột.

Nút cuộn: là một bánh xe nằm ở giữa hai nút trái và phải, có tác dụng cuộn văn bản lên trên hay xuống dưới màn hình, hoặc phóng to thu nhỏ hình ảnh trên màn hình.

chúc bạn học tốt !


Các câu hỏi tương tự
Hoa Nguyen
Xem chi tiết
THIÊN LÔI GM5
Xem chi tiết
THIÊN LÔI GM5
Xem chi tiết
THIÊN LÔI GM5
Xem chi tiết
THIÊN LÔI GM5
Xem chi tiết
THIÊN LÔI GM5
Xem chi tiết
mệt-_-
Xem chi tiết
Phan le truc quynh
Xem chi tiết
nguyễn đức ngọc
Xem chi tiết