Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vy Phan

chỉ giúp mk ND và NT bài đi đường và ngắm trăng vs

Quỳnh Nhi
10 tháng 4 2018 lúc 21:40

ĐI ĐƯỜNG

Nội dung

Bài thơ viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Nghệ thuật

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, bình dị tự nhiên. Tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả. Tinh thần lạc quan cách mạng. Chất thép và tình trong thơ Bác.

Quỳnh Nhi
10 tháng 4 2018 lúc 21:42

NGẮM TRĂNG:

Thể thơ tứ tuyệt giản dị thể hiện tự nhiên, cảm xúc, toat lên được tâm hồn tự do, lạc wan, làm chu hoàn cảnh Phép đối xứng đối lập sử dụng hài hoà, giao hợp giữa ba yếu tố "nhân, song, nguyệt" Bác hồ và ánh trăng chỉ cách nkau cái song sắt nhà tù mà cũng chính là sự tàn ác của bọn giặc cỏ thể hiện được sự thành công của cuộc vượt ngục về tâm hồn, bác đến vs trăng và trăng đến vs bác như hai người bạn tri kỉ thể hiên sự tự do Nhân hoá ánh trăng, biến ánh trăng _một vật vô tri thành con người, thành người ban thân thiết của bác hồ sinh động, chỉ có bác hồ mới có thể đến tâm giao với trăng thể hiện được cái ý chí, tư tưởng của bác lớn lao, nhà tù, bạo lực đếu ko ngăn được bác tìm đến tự do, lạc wan cũng như ko thể làm j được bác

❤ARMY❤❤BTS❤❤❤❤❤
10 tháng 4 2018 lúc 21:42

Đi đường :

Nội dung : Đi đường gian lao , từ đó nêu lên 1 triết lí sống về bài học đường đời , đường cách mạng , vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang .

Nghệ thuật : Điệp từ , thể thơ thất ngôn tứ tuyệ , kết cấu chặt chẽ .

Ngắm trăng :

Nội dung : Thể hiện tình yêu thiên nhiên , tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại của Bác .

Nghệ thuật : Phép đối , nhân hóa , thể thơ thất ngôn tứ tuyệt .

Yuuki Hina
10 tháng 4 2018 lúc 21:45

Ngắm trăng

ND: Lòng yêu trăng, yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm cực NT: Bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, thi đề cổ điển nhưng tinh thần là của thời đại.

Đi đường

ND: Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi, nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời. Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.
NT: Đi đường không thuộc loại thơ tức cảnh hoặc tự sự mà chủ yếu thiên về suy nghĩ, triết lí. Nhưng triết lí được thể hiện qua lời kể chuyện, tâm sự của Bác nên giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ bài thơ bình dị, giọng thơ tự nhiên mà chứa đựng những chân lí sâu xa, vĩnh cửu.


Các câu hỏi tương tự
Bích Nguyệtt
Xem chi tiết
Lê Phương Duy
Xem chi tiết
Như Phạm
Xem chi tiết
Nhung Nguyễn
Xem chi tiết
Joyce Chu
Xem chi tiết
Duy Báchh
Xem chi tiết
Lan Anh Nguyễn
Xem chi tiết
T R A M
Xem chi tiết
Diệp Băng
Xem chi tiết