Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Nguyễn

Chất người cộng sản Hồ Chí Minh - đó lá tấm lòng nhân ái mênh mông và sâu thẳm, một tình thương quên mình. Chất người ấy còn thể hiện ở tinh thần thép vĩ đại của người chiến sĩ.

( Ngyễn Hoàng Khung - Một mùa thơ rộ nở)

Hãy làm sáng tỏ tinh thần thép của người cộng sản Hồ Chí MInh qua 2 bài thơ "Ngắm trăng" và "Tức cảnh Pác-bó".

Thời Sênh
11 tháng 2 2019 lúc 22:38

1. Giới thiệu:

- Vài nét về thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh, hai bài thơ “Vọng nguyệt” và “Tức cảnh Pác Bó” (lưu ý đến hoàn cảnh sáng tác của 2 văn bản).

- Trích dẫn được lời nhận định. 0.5đ

2. Phân tích làm sáng tỏ lời nhận định:

a. Hiểu thế nào là “chất thép”:

- Qua các bài thơ của Bác, chúng ta hiểu chất “thép” chính là tinh thần chiến đấu, là tinh thần lạc quan, tin tưởng, là nghị lực lớn lao của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Muốn thơ ca có “thép” thì nhà thơ phải có sẵn “thép” trong tâm hồn. Có điều là chất “thép” trong thơ Bác có lúc được biểu hiện một cách trực tiếp, có lúc lại diễn tả một cách gián tiếp. Dù ở dạng thức biểu đạt nào, nhưng cách nói của Bác đều thâm trầm, bình dị, thấm thía.

b. Tinh thần “thép” trong bài “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt):

- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượi, không hoa, không tự do), nhưng người tù cách mạng Hồ Chí Minh vẫn thưởng thức trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn rất nghệ sĩ. Như vậy, nhà tù chỉ có thể giam cầm được thân xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người. Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù – chiến sĩ - thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần “thép”, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh.

c. Tinh thần “thép” trong bài “Tức cảnh Pác Bó”:

- Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”: thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ thể hiện niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ, rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ trong bài thơ là một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với thiên nhiên, thư thái với thiên nhiên, đặc biệt là luôn vững tinh thần lạc quan tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi.

3. Đánh giá:

- Chất “thép” trong hai bài thơ (cũng như trong thơ Người nói chung) thể hiện tinh thần kiên cường bất khuất vượt lên và chiến thắng mọi gian lao, thiếu thốn; ở bản lĩnh vững vàng tự chủ trong mọi tình huống, hoàn cảnh, giữ vững sự tự do về tinh thần và những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

- Chất “thép” còn thể hiện ở tinh thần lạc quan luôn hướng về sự sống, ánh sáng và niềm tin, tin ở ngày mai của cách mạng.


Các câu hỏi tương tự
nguyễn đình  đức hiếu
Xem chi tiết
minh duong le
Xem chi tiết
doraemon
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
Đinh Thị Thi Thy
Xem chi tiết
mitsuko
Xem chi tiết
mitsuko
Xem chi tiết
Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết