Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
vi gia kiệt

câu 1:khi con tu hú cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tả cách mạng được thể hiện qua những câu thơ nào?cảm nhận của em về những câu thơ đó

câu 2: tình yêu thiên nhiên của bác trong các bài thơ đã đọc ở trương trình nv8

caau3:cái 'sang' của người đời cách mạng trong bài thơ 'tức cảnh pác pó'

Khanh Tay Mon
14 tháng 5 2019 lúc 8:11

C1: Đằng sau những song sắt của nhà tù thực dân, nơi tưởng chừng có thể giam giữ và cầm tù người chiến sĩ cách mạng, nhưng trong đó ngọn lửa của lòng yêu nước vẫn không ngừng cháy, trí căm hờn vẫn vút lên hòa vào từng câu thơ trong bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. Đặc biệt, với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè xứ Huế sôi nổi, phong phú và khát khao tự do đến cháy bỏng qua sáu dòng thơ:

"Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt dầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"...

Bài thơ được sáng tác trên con đường nhà thơ hoạt động cách mạng và bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ của Huế. Trong bức tranh thiên nhiên tràn đầy hương sắc, ta có thể nhận thấy tác giả gửi gắm nhiều tâm sự trong đó qua nghệ thuật tả cảnh sinh động. Bức tranh thiên nhiên hiện lên rõ nét bằng cách sử dụng nhiều từ ngữ có tính chọn lọc cao như các tính từ chỉ mức độ "chín, ngọt", các tính từ chỉ màu sắc "vàng, đào, xanh", các từ miêu tả không gian "rộng, cao" kết hợp cùng biện pháp tu từ liệt kê giúp người đọc hình dung được bức tranh mùa hè với mùi vị, âm thanh, sắc màu rực rỡ, đa dạng, sinh động. Bên cạnh đó, việc sử dụng thể thơ quen thuộc mang đậm tính dân gian đã giúp nhà thơ bộc lộ tâm trạng, khao khát tự do một cách dễ dàng.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí thi nhân với đầy đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Bức tranh ấy thật rộn ràng khi ta bất chợt nghe:

"Khi con tu hú gọi bầy"

Tiếng "tu hú" là tiếng gọi báo hiệu mùa hè tới khi hoa phượng ngoài kia đang đỏ rực, bằng lăng nở tím cả góc trời báo hiệu cái nắng chói chang của mùa hạ. Tiếng "tu hú" làm thổn thức tâm hồn thi nhân với khao khát tự do đến cháy bỏng. Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ có tiếng chim "tu hú" mà còn có cả những âm thanh râm ran của những chú ve trong vòm lá:

"Vườn râm dậy tiếng ve ngân"

Tất cả được hòa quyện cùng tiếng sáo diều trên bầu trời xanh thẳm:

"Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"

Không chỉ có âm thanh của "tiếng tu hú", "tiếng ve ngân", tiếng "con diều sáo" đang di chuyển trên bầu trời mà bức tranh ấy còn tràn ngập sắc màu tươi vui khi:

"Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"

Những cánh đồng lúa chín vàng trải dài bất tận báo hiệu một mùa bội thu thuận lợi. Trong cơn gió thoảng của mùa hè, nhà thơ ngửi thấy một mùi hương quen thuộc của quê nhà đó là mùi hoa quả chín tác động vào khứu giác làm ta bất chợt nhớ tới "hương ổi" trong bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh:

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se"

để báo hiệu mùa thu đang đến cận kề. Với Tố Hữu cũng vậy, nhà thơ đã nhận ra mùi hoa quả đang chín ngọt dần báo hiệu một mùa hè đang tới với biết bao mong đợi. Không chỉ có màu vàng của lúa chín, bức tranh thiên nhiên ấy còn có màu vàng của những sân ngô, màu xanh hi vọng của bầu trời cao vút:

"Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao".

Với tất cả tin yêu, nhà thơ đã phác họa bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động tràn đầy mới mẻ và tươi vui. Chắc hẳn nhà thơ là một người yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước đến cháy bỏng nên mới có những cảm nhận tuyệt vời đến vậy. "Thơ ca vốn là sự thăng hoa của cảm xúc". Bởi vậy, bức tranh thiên nhiên ấy còn chứa đựng những nỗi lòng của thi nhân. Nhà thơ như muốn phá tan song sắt để bước đến với thiên nhiên, để được cảm nhận và hòa quyện với những tinh hoa đất trời. Phải chăng, tiếng chim "tu hú gọi bầy", "tiếng ve ngân" đã làm cho nhà thơ thổn thức đến vậy?

Bằng ngòi bút tinh tế, nhà thơ đã phác họa thành công bức tranh thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, hương vị và âm thanh. Với nghệ thuật tả cảnh sinh động, từ ngữ giản dị giàu tính tạo hình cùng với phép liệt kê, nhà thơ đã tạo ra những ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Giọng điệu sôi nổi hào hứng như đang rạo rực cùng mùa hè đã khiến chúng ta như bị cuốn hút bởi bức tranh thiên nhiên rực rỡ đó.

http://thuthuat.taimienphi.vn/buc-tranh-thien-nhien-trong-bai-tho-khi-con-tu-hu-cua-nha-tho-to-huu-40193n.aspx
Qua bức tranh thiên nhiên, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết của nhà thơ. Thổi hồn vào đó là khao khát được tự do đến mãnh liệt. Bài thơ đã giúp chúng ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản. Đó là những rung động mãnh liệt với hơi thở của cuộc sống tự nhiên.

C2:

* MB: Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới trong thế kỉ 20. Người còn là một nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Hồn thơ Hồ Chí Minh mênh mông bát ngát tình (Hoàng Trung Thông). Ngoài tình yêu nước sâu nặng, tình thương người tha thiết, Hồ Chí Minh đã hướng tâm hồn mình về thiên nhiên tạo vật với bao tình yêu thương nồng hậu. Có thể nói tình yêu thiên nhiên là một tình cảm đẹp, trong sáng trong thơ Hồ Chí Minh thể hiện qua bài “ Tức cảnh Pác bó” “ Ngắm trăng” “ Đi đường” * TB: Trước hết tình yêu thiên nhiên của Người được thể hiện qua bài thơ "Ngắm trăng" -Mặc dù ở trong hoàn cảnh bị giam hãm trong tù : ko có rượu cũng chẳng có hoa nhưng Bác Hồ vẫn ko hề chán nản tuyệt vọng mà ngược lại người vẫn luôn giữ được phong thái ung dung tự tại và hòa mình vào thiên nhiên. Bài thơ viết về một cảnh ngắm trăng, một tư thế ngắm tràng trong tù, qua đó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ – chiến sĩ. Hai câu thơ đầu nói lên một cảnh ngộ và một nỗi niềm: lòng bối rối biết làm thế nào trước cảnh đêm nay vì không có rượu có hoa? Nhà thơ tự thấy mình trong, một nghịch cảnh. Trong tù phải chia nước, khẩu phần là lưng bát cháo loãng, phải đắp chăn giấy… thiếu thốn và cay đắng vô cùng. Vậy tìm đâu ra rượu và hoa để ngắm cảnh đêm trăng trong tù. Rượu, trăng, hoa là ba thú tao nhã của thi nhân xưa nay. Câu đầu bài thờ như một lời tự an ủi: Trong tù không rượu cũng không hoa. Trước cảnh đẹp đêm thu, thiếu rượu và hoa, thi nhân băn khoăn, bỗi rối. Đó là tâm trạng, là bi kịch của một thi nhân có tâm hồn thanh cao và giàu tình yêu thiên nhiên: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Câu thơ chưa nói đến trăng mà người đọc đã cảm thấy một vầng trăng đẹp xuất hiện. Hai câu 3, 4 vầng trăng mới xuất hiện. Một cảnh ngắm trăng hiếm có: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. hó khăn về măt vật chất ; Bác đang làm một công việc hết sức trọng đại vạch đường cho Cách Mạng đó là : "dịch sử Đảng" và đáng lẽ ra nó phải được thực hiện trong một căn phòng đầy đủ tiện nghi nhưng thực tế Bác đã làm việc đo trên một chiếc bàn đá lại còn “chông chênh” không vững chắc. Nhưng Bác vẫn không hề than vãn mà vẫn làm với một tâm thế rất khoan thai, thoải mái .Hình ảnh Bác hiện lên là hình ảnh một con người dù cho ở bất kì hoàn cảnh nào Người vẫn luôn hướng về phía trước và luôn thể hiện niềm vui đối với cách mạng, được sống và hòa mình vào thiên nhiên * KL: Tóm lại, vượt lên trên mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất Bác vẫn luôn giữ cho mình một phong thái ung dung một tinh thần thép và 1 tâm thế tĩnh tại khoan thai, Người rất yêu thiên nhiên vì thế trong mọi hoàn cảnh Người luôn hòa mình vào với thiên nhiên và tạo nên những vần thơ mang đầy chất hiện thực này hó khăn về măt vật chất ; Bác đang làm một công việc hết sức trọng đại vạch đường cho Cách Mạng đó là : "dịch sử Đảng" và đáng lẽ ra nó phải được thực hiện trong một căn phòng đầy đủ tiện nghi nhưng thực tế Bác đã làm việc đo trên một chiếc bàn đá lại còn “chông chênh” không vững chắc. Nhưng Bác vẫn không hề than vãn mà vẫn làm với một tâm thế rất khoan thai, thoải mái .Hình ảnh Bác hiện lên là hình ảnh một con người dù cho ở bất kì hoàn cảnh nào Người vẫn luôn hướng về phía trước và luôn thể hiện niềm vui đối với cách mạng, được sống và hòa mình vào thiên nhiên * KL: Tóm lại, vượt lên trên mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất Bác vẫn luôn giữ cho mình một phong thái ung dung một tinh thần thép và 1 tâm thế tĩnh tại khoan thai, Người rất yêu thiên nhiên vì thế trong mọi hoàn cảnh Người luôn hòa mình vào với thiên nhiên và tạo nên những vần thơ mang đầy chất hiện thực này hó khăn về măt vật chất ; Bác đang làm một công việc hết sức trọng đại vạch đường cho Cách Mạng đó là : "dịch sử Đảng" và đáng lẽ ra nó phải được thực hiện trong một căn phòng đầy đủ tiện nghi nhưng thực tế Bác đã làm việc đo trên một chiếc bàn đá lại còn “chông chênh” không vững chắc. Nhưng Bác vẫn không hề than vãn mà vẫn làm với một tâm thế rất khoan thai, thoải mái .Hình ảnh Bác hiện lên là hình ảnh một con người dù cho ở bất kì hoàn cảnh nào Người vẫn luôn hướng về phía trước và luôn thể hiện niềm vui đối với cách mạng, được sống và hòa mình vào thiên nhiên * KL: Tóm lại, vượt lên trên mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất Bác vẫn luôn giữ cho mình một phong thái ung dung một tinh thần thép và 1 tâm thế tĩnh tại khoan thai, Người rất yêu thiên nhiên vì thế trong mọi hoàn cảnh Người luôn hòa mình vào với thiên nhiên và tạo nên những vần thơ mang đầy chất hiện thực này Câu thơ chữ Hán nào cũng có hai hình ảnh đối chiếu: nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia và điệp từ khán (xem, nhìn, nhòm). Chữ nhân là người, đã biến thành thi gia – nhà thơ mang ý nghĩa thẩm mĩ đặc sắc. Từ trong ngục tối, người chiến sĩ ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Tư thế ngắm trăng ấy rất đẹp, nhừ một cuộc vượt ngục tinh thần. Trăng được nhân hóa có gương mặt và ánh mắt: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ với mối tình tri âm tri kỉ. Hai câu 3, 4 đối nhau, ngôn ngữ, hình ảnh cân xứng, hài hòa. Trăng và nhà thơ, hai gương mặt trong sáng, hai tâm hồn thanh cao dù bị song sắt nhà tù ngăn cách vẫn gần gũi, sâu nặng ân tình. Có thể nói đây là hai câu thơ tả trăng đẹp nhất, độc đáo nhất. Đã mấy ai ngắm trăng qua song sắt nhà tù? Tư thế ngắm trăng của Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu trăng, biểu lộ một tâm hồn thanh cao, một phọng thái ung dung tự tại. Nó còn biểu lộ khát vọng tự do; từ bóng tối ngục tù hướng về vầng trăng sáng, nhà thơ khẳng định một tâm thế: Thân thế ở trong lao – tinh thần ở ngoài lao. Qua bài thơ “ Ngắm trăng” Bác đã hoàn thành một cách ngoạn mục cuộc vượt ngục bằng tinh thần để rồi đắm mình trong không gian rộng lớn mênh mông và thơ mộng cùng ánh trăng ở ngoài song sắt nhà tù tối tăm dơ bẩn kia chính là nhờ một tình yêu thiên nhiên sâu đậm của Bác. Nếu tình yêu thiên nhiên của Bác thể hiện qua bài thơ Ngắm trăng là sự tri âm tri kỉ giữa người và trăng qua song sắt thì ở bài thơ "Đi đường" Bác lại thể hiện tình yêu thiên nhiên ở trong hoàn cảnh khác. Đó là lần chuyển lao từ nhà ngục này sang nhà ngục khác mà chân tay lại bị trói nhưng Bác đã vượt lên trên hoàn cảnh ấy vượt qua bao hiểm trở cũng như khó khăn trên đường đi với tâm hồn thi sĩ Bác đã viết nên những vần thơ rất hay này thể hiện tình yêu của mình với thiên nhiên , như muốn hòa vào thiên nhiên hùng vĩ với "núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mới đọc câu thơ này lên đã đủ thấy những thử thách to lớn đối với người leo nó và dường như ko ai có thể vượt qua được nhất là ở trong tình trạng bị áp giài chân tay bị chói chặt như Bác thì khó ai tin được Người có thể vượt qua muôn trùng núi như vậy thế nhưng Người đã làm được để rồi :"thu vào tầm mắt muôn trùng núi non" Từ đây ta có thể thấy ý chí quyết tâm vượt qua mọi gian nan của Bác ko điều gì có thể sánh được vượt qua bao núi Bác tưởng tượng như chính những ngọn núi ấy là bạn đồng hành của mình chứ hoàn toàn ko phải là nhưng trở ngại cản bước chân của mình Bài thơ Tức cảnh Pác bó được ra đời trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác so với 2 bài trước vì Bác vẫn được tự do. Nhưng Người lại gặp phải khó khăn khác,k khó khăn về măt vật chất ; Bác đang làm một công việc hết sức trọng đại vạch đường cho Cách Mạng đó là : "dịch sử Đảng" và đáng lẽ ra nó phải được thực hiện trong một căn phòng đầy đủ tiện nghi nhưng thực tế Bác đã làm việc đo trên một chiếc bàn đá lại còn “chông chênh” không vững chắc. Nhưng Bác vẫn không hề than vãn mà vẫn làm với một tâm thế rất khoan thai, thoải mái .Hình ảnh Bác hiện lên là hình ảnh một con người dù cho ở bất kì hoàn cảnh nào Người vẫn luôn hướng về phía trước và luôn thể hiện niềm vui đối với cách mạng, được sống và hòa mình vào thiên nhiên * KL: Tóm lại, vượt lên trên mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất Bác vẫn luôn giữ cho mình một phong thái ung dung một tinh thần thép và 1 tâm thế tĩnh tại khoan thai, Người rất yêu thiên nhiên vì thế trong mọi hoàn cảnh Người luôn hòa mình vào với thiên nhiên và tạo nên những vần thơ mang đầy chất hiện thực này
Khanh Tay Mon
14 tháng 5 2019 lúc 8:12

C3: Từ sang ở đây ko phải là sang về của cải vật chất mà sang về tinh thần


Các câu hỏi tương tự
Mr.Zoom
Xem chi tiết
Phạm Hồng Linh
Xem chi tiết
Huong Do
Xem chi tiết
Quynh Tran
Xem chi tiết
Trần Lộc Bách
Xem chi tiết
Phạm Anh Thư
Xem chi tiết
Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết
katori mekirin
Xem chi tiết
Đạt Trần
Xem chi tiết