Violympic Vật lý 7

Nguyễn Thị Mỹ Hảo
Câu 1:

Âm thanh phát ra càng trầm khi

quãng đường dao động của nguồn âm càng nhỏ.

thời gian thực hiện dao động của nguồn âm càng nhỏ.

tần số dao động của nguồn âm càng nhỏ.

biên độ dao động của nguồn âm càng nhỏ.

Câu 2:

Nguồn âm nào sau đây không phải là nhạc cụ?

Trống.

Kẻng.

Đàn.

Sáo.

Câu 3:

Âm thanh phát ra càng bổng khi

quãng đường dao động của nguồn âm càng lớn.

biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

tần số dao động của nguồn âm càng lớn.

thời gian thực hiện dao động của nguồn âm càng lớn.

Câu 4:

Âm thanh phát ra càng cao khi

thời gian thực hiện dao động của nguồn âm càng lớn.

quãng đường dao động của nguồn âm càng lớn.

biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

tần số dao động của nguồn âm càng lớn.

Câu 5:

Tai của người bình thường không nghe được các âm thanh có tần số

lớn hơn 20000 Hz.

từ 50 đến 5000 Hz.

từ 20 đến 2000 Hz.

từ 40 đến 400 Hz.

Câu 6:

Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào

biên độ dao động của mặt trống.

kích thước của rùi trống.

kích thước của mặt trống.

độ căng của mặt trống.

Câu 7:

Nhạc cụ phát ra âm thanh nhờ các cột không khí trong nhạc cụ dao động là

kèn loa.

đàn organ.

cồng.

chiêng.

Câu 8:

Khi chơi đàn ghi ta làm cách nào để thay đổi độ to của nốt nhạc?

Gẩy nhanh dây đàn.

Gẩy chậm dây đàn.

Gẩy nhẹ dây đàn.

Gẩy mạnh dây đàn.

Câu 9:

Kết luận nào sau đây không đúng?

Khi mặt trống trùng, nếu ta gõ thì tần số dao động của mặt trống nhỏ, âm thanh phát ra trầm.

Khi gõ trống, nếu ta gõ mạnh thì biên độ dao động của mặt trống lớn, ta nghe thấy âm thanh phát ra to.

Khi mặt trống căng, nếu ta gõ thì tần số dao động của mặt trống lớn, âm thanh phát ra cao.

Khi mặt trống căng, nếu ta gõ thì tần số dao động của mặt trống lớn, âm thanh phát ra to.

Câu 10:

Kết luận nào sau đây không đúng?

Khi dây đàn căng, nếu ta gẩy thì tần số dao động của dây đàn lớn, âm thanh phát ra cao.

Khi gẩy mạnh một dây đàn, biên độ dao động của dây đàn lớn, âm thanh phát ra to.

Khi dây đàn trùng, nếu ta gẩy thì tần số dao động của dây đàn nhỏ, âm thanh phát ra trầm.

Khi dây đàn căng, nếu ta gẩy thì tần số dao động của dây đàn lớn, âm thanh phát ra to.

Hoàng Sơn Tùng
28 tháng 11 2016 lúc 20:15

Câu 1: Tần số dao động của nguồn âm càng nhỏ

Câu 2: Kẻng

Câu 3: Tần số dao động của nguồn âm càng lớn

Câu 4: Tần số dao động của nguồn âm càng lớn

Câu 5: Lớn hơn 20000Hz

Câu 6: Biên độ dao động của mặt trống

Câu 7: Kèn loa

Câu 8: Gẩy mạnh dây đàn

Câu 9: Khi mặt trống căng, nếu ta gõ thì tần số dao động của mặt trống lớn, âm thanh phát ra càng to

Câu 10: Khi dây đàn căng,nếu ta gẩy thì tần số dao động của dây đàn lớn ,âm thanh phát ra to

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Nguyễn Phương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Khôi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Khôi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Khôi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Khôi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Khôi
Xem chi tiết
Phạm Phương Linh
Xem chi tiết
Lê Nam Phong
Xem chi tiết
Speed Max
Xem chi tiết