Dựa vào atlat trang 9 và kiến thức, em hãy cho biết tháng có tần suất bão nhiều nhất là
A. Tháng 10
B. Tháng 8
C. Tháng 9
D. Tháng 11
Dựa vào atlat trang 9 và kiến thức, em hãy giải thích tại sao nhiệt độ trung bình tháng 7 ở Bắc Trung Bộ cao nhất cả nước
A. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng
B. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng gây ra thời tiết khô nóng
C. Do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng
D. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây ra thời tiết khô nóng
Điểm nào sau đây không đúng với tác động của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông ở miền Bắc nước ta?
A. Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô. B. Nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm.
C. Nửa sau mùa đông có mưa phùn. D. Nửa đầu mùa đông có mưa nhiều
Đặc điểm nào sau đây không đúng với tắc động của gió mùa đông bắc vào mùa đông ở miền bắc nước ta
A nữa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô B nữa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm
C nữa sau mùa đông có mưa phùn D nữa đầu mùa đông có mưa nhiều
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta là
A. hoạt động của gió mùa Tây Nam. B. hoạt động của Tín phong.
C. hoạt động của gió phơn Tây Nam. D. hoạt động của bão hàng năm.
Sự khác biệt cơ bản của gió mùa mùa đông và gió Tín phong là
A. phạm vi hoạt động
B. hướng gió thổi đến
C. gây mưa cho miền Trung
Câu 1: Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác than trung bình hàng năm của nước ta đạt khoảng
A. từ 15 đến 20 triệu tấn. B. dưới 15 triệu tấn.
C. trên 30 triệu tấn. D. trên 40 triệu tấn.
Câu 2 : Ngành công nghiệp chế biến thủy sản nước ta tập trung chủ yếu tại địa phương
A. Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh.
B.Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.
C.Quảng Ninh, Hải Phòng.
D. Quảng Ninh, Kiên Giang.
Câu 3 : Tài nguyên được sử dụng nhiều nhất cho ngành công nghiệp điện lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là
A. dầu. B. than.
C. thuỷ năng. D. khí đốt.
Câu 4: Sản lượng khai thác than trong những năm gần đây của nước ta liên tục tăng, đến năm 2005 đạt
A. 6,5 triệu tấn. B. 34,0 triệu tấn.
C. 18,5 triệu tấn. D. 2,0 tỉ tấn.
Câu 5: Giải pháp phát triển tổng hợp thế mạnh của các vùng trọng điểm công nghiệp (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng) ở nước ta là
A. đẩy mạnh khai thác các nguồn tài nguyên vốn có.
B. đầu tư khoa học, phát triển kinh tế theo chiều sâu.
C. tăng cường các biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
Câu 6: Ngành công nghiệp chuyên môn hóa của hướng lan tỏa Hà Nội - Đáp Cầu - Bắc Giang là
A. cơ khí, vật liệu xây dựng.
B. vật liệu xây dựng, phân hóa học.
C. cơ khí, phân hóa học
D. vật liệu xây dựng, điện tử.
Câu 7: Ngành công nghiệp chuyên môn hóa của hướng Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa là
A. dệt, xi măng, phân bón. B. dệt, phân bón, điện.
C. cơ khí, dệt, phân bón. D. dệt, xi măng, điện.
Câu 8. Theo hệ thống phân loại hiện hành, số lượng các ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay là
A. 19. B. 23.
C. 27. D. 29.
Câu 9. Nhận định khôngchính xác về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta là
A. hầu hết các trung tâm công nghiệp đều tập trung ở các đồng bằng và trung du. B. Tây Nguyên là vùng kinh tế duy nhất trong cả nước không thấy xuất hiện trung tâm công nghiệp.
C. các trung tâm công nghiệp ở miền Trung phân bố ở phần Duyên hải.
D. các trung tâm công nghiệp có quy mô trung bình trở lên tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
10. Nhận định không chính xác về ngành công nghiệp ở nước ta
A. ngành luyện kim đen có sự phân bố rộng hơn so với luyện kim màu.
B. ngành luyện kim màu ở nước ta chỉ xuất hiện ở phía Nam.
C. công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành có sự phân bố rộng rãi nhất so với các ngành công nghiệp khác.
D. các điểm khai thác dầu và khí xuất hiện cả ở thềm lục địa và trong đất liền.
11. Thuỷ điện là ngành giữ vai trò chủ đạo trong việc sản xuất điện của nước ta giai đoạn hiện nay vì
A. giá thành xây dựng thấp.
B. nguồn thuỷ năng dồi dào.
C. trình độ khoa học kĩ thuật đòi hỏi không cao.
D. ít gây ô nhiễm môi trường.
12. Tiềm năng thuỷ điện của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng
A. Trung du miền núi phía Bắc. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
13. Ở nước ta ngành công nghiệp được xem là ngành cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước
A. công nghiệp khai thác dầu khí.
B. công nghiệp điện.
C. công nghiệp cơ khí.
D. công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
14. Các trung tâm công nghiệp chế biến của nước tập trung với mức độ dày đặc ở vùng
A. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
D. Đông Nam bộ và Duyên hải miền Trung.
15. Mặt hàng không thuộc nhóm xuất khẩu chủ lực của nước ta trong hiện nay là
A. chế biến thuỷ, hải sản. B. dệt - may.
C. da giày. D. hàng thủ công, mĩ nghệ.
16. Các cơ sở công nghiệp dệt may phân bố nhiều nhất ở khu vực
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải miền Trung.
17. Bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí ở nước ta là
A. Thổ Chu - Mã Lai. B. Cửu Long.
C. Nam Côn Sơn. D. Trung Bộ.
18. Ngành công nghiệp được coi là trẻ nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là
A. chế biến lương thực, thực phẩm.
B. sản xuất hàng tiêu dùng.
C. hoá dầu.
D. luyện kim màu.
19. Vùng có ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản phát triển nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
20. Ở nước ta, các điểm công nghiệp đơn lẻ thường tập trung ở các khu vực
A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ .
B. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
C. Tây Bắc, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.
21. Theo quy hoạch của Bộ công nghiệp (2001), số lượng vùng công nghiệp ở nước ta là
A. 5 B. 6
C. 7 D. 8
22. Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ở miền Trung là
A. lãnh thổ nhỏ hẹp, kéo dài.
B. trình độ lao động kém.
C. cơ sở hạ tầng còn yếu kém và lạc hậu.
D. thiên tai khắc nghiệt nhất cả nước.
23. Các trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển dựa trên điều kiện
A. lao động có kinh nghiệm trong sản xuất.
B. vị trí chiếm lược tiếp giáp với miền nam Trung Quốc.
C. giàu nguyên liệu, khoáng sản.
D. cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển tương đối hoàn thiện.
24. Giải pháp quan trọng giúp Đông Nam Bộ đảm bảo đủ nguồn năng lượng trong chiến lược phát triển công nghiệp theo chiều sâu là
A. xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện mới.
B. tận dụng nguồn điện từ đường dây 500KV bắc - nam.
C. xây dựng các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí.
D. nhập khẩu năng lượng từ các nước láng giềng.
25. Với nước ta, biện pháp hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp vững chắc, hiệu quả nhất hiện nay là
A. đẩy mạnh hơn nữa các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
C. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp.
D. hạ giá thành sản phẩm.
26. Giải pháp phát triển tổng hợp thế mạnh của các vùng trọng điểm công nghiệp (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng) ở nước ta là
A. đẩy mạnh khai thác các nguồn tài nguyên vốn có.
B. đầu tư khoa học, phát triển kinh tế theo chiều sâu.
C. tăng cường các biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
27. Theo cách phân loại hiện hành, số lượng nhóm công nghiệp ở nước ta là
A. 2 nhóm. B. 3 nhóm.
C. 4 nhóm. D. 6 nhóm.
28. Nhóm ngành công nghiệp không thuộc cách phân loại hiện hành ở nước ta hiện nay là
A. công nghiệp chế tạo máy.
B. công nghiệp khai khoáng.
C. công nghiệp chế biến.
D. công nghiệp sản xuất, phân phối, điện, khí đốt, nước.
29. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng
A. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
B. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.
C. giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
D. Ý A và C đúng.
30. Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp nước ta giai đoạn hiện nay ?
A. Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp linh hoạt.
B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế tạo máy nhằm tạo ra giá trị xuất khẩu lớn.
C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm.
D. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
31. Dọc theo Duyên hải miền Trung, trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là
A. Nghệ An. B. Huế.
C. Đà Nẵng. D. Khánh Hòa.
32. Các ngành công nghiệp chuyên môn hóa chính của khu vực Đông Anh - Thái Nguyên là
A. công nghiệp luyện kim, cơ khí.
B. công nghiệp hóa chất giấy.
C. công nghiệp chế biến.
D. công nghiệp cơ khí, khai thác than.
33. Ngành công nghiệp non trẻ nhưng đóng vai trò rất quan trọng tại vùng Đông Nam Bộ là
A. công nghiệp dệt may.
B. công nghiệp điện tử - tin học.
C. công nghiệp đóng tàu.
D. công nghiệp khai thác dầu khí.
34. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến trung du và miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển nguyên liệu công nghiệp là
A. nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
B. thiếu nguồn lao động có tay nghề.
C. thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh cao.
D. kết cấu hạ tầng yếu kém đặc biệt là giao thông vận tải và điện.
35. Công nghiệp năng lượng ở nước ta được chia thành
A. 2 phân ngành. B. 3 phân ngành.
C. 5 phân ngành. D. 6 phân ngành.
36. Than nước ta tập trung nhiều nhất ở bể than
A. Điện Biên. B. Nông Sơn.
C. Đông Bắc. D. Nghệ - Tĩnh.
37. Hình thức khai thác than cho năng suất cao và chi phí khai thác thấp là
A. lộ thiên.
B. bán lộ thiên.
C. hầm lò thủ công.
D. hầm lò kết hợp vận chuyển bằng đường ray nhỏ trong lòng đất
ở Tây Nguyên có nhiều loài cây rụng lá theo mùa. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là
A. có mùa khô sâu sắc
B.địa hình chủ yếu là cao nguyên
C. ảnh hưởng của gió múa cực đới
D. chủ yếu là đất badan