Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nam Cung Nguyệt Kiến

Câu 1: Trong thế kỷ từ XVI-XVIII tình hình văn hoá ở nước ta có điểm gì mới?

Câu 2: Nhà Lê Sơ đã có những biện pháp gì để phát triển giáo dục? Tác dụng của những biện pháp đó là gì? Những biện pháp về giáo dục của nhà Lê Sơ đã ảnh hưởng gì đến Chấn Hải Dương?

- Mong mọi người giúp đỡ -🌻

B.Thị Anh Thơ
8 tháng 5 2020 lúc 17:09

Câu 1:

- Văn học chữ Hán: mất dần vị thế

+ Tuy vậy, ở Đàng Trong, xuất hiện một số nhà thơ, hội thơ, nhà nghiên cứu biên soạn các sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,… góp phần làm cho văn học thêm phong phú
- Văn học chữ Nôm: phát triển

+ Xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,…

+ Hình thành những áng thơ Nôm bất hủ như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,…

- Văn học dân gian: phát triển

+ Trong nhân dân hình thành và phát triển một trào lưu văn học dân gian khá rầm rộ, nhân dân sáng tác hàng loạt ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian,…

+ Văn học dân gian ở các vùng dân tộc ít người cũng phát triển, phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của người dân đương thời

- Điểm mới này nói lên: đời sống nhân dân ngày càng đa dạng, phong phú. Văn học, thơ ca không chỉ phát triển ở một bộ phận nữa mà được phổ biến rộng rãi trong toàn thể quần chúng nhân dân

Câu 2:

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long ; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Thời Lê sơ (1428- 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

Thảo Phương
9 tháng 5 2020 lúc 12:12

Câu 1: Trong thế kỷ từ XVI-XVIII tình hình văn hoá ở nước ta có điểm gì mới?

-Nho giáo từng bước suy thoái, thi cử không còn nghiêm túc như trước, tôn ti trật tự phong kiến không còn như thời Lê Sơ

-Phật giáo và đạo giáo có điều kiện phục hồi và phát triển , nhiều chùa chiền, đạo quán được trùng tu và xây mới

-Thế kỉ XVI, một số giáo sĩ đạo Thiên chúa phương Tây theo các thuyền buôn vào truyền đạo ở nước ta. Đạo Thiên chúa xuất hiện

-Thế kỉ XVII do nhu cầu của việc truyền đạo, chữ quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh ra đời nhưng đến đầu thế kỉ XX mới được sử dụng phổ biến

-Các tín ngưỡng truyền thống trong dân gian vẫn được duy trì và phát huy: thờ cúng tổ tiên, các anh hùng có công với làng, đất nước

-Nội dung giáo dục vẫn là kinh sử, các môn khoa học tự nhiên ít được chú ý

-Văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển, chiếm vị trí trọng yếu. Các nhà thơ Nôm nổi tiếng : Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan....

-Văn học dân gian phát triển rầm rộ, thể hiện ước mơ tự do và sống thanh bình của người dân

-Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển

-Nghệ thuật sân khấu : Tuồng , chèo, các làn điệu dân ca ...


Các câu hỏi tương tự
tuấn 2k8
Xem chi tiết
Hoàng Thục Uyên
Xem chi tiết
Nhung
Xem chi tiết
nguyen thanh thao
Xem chi tiết
Lương Huyền Trang
Xem chi tiết
Hà Hương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Thành
Xem chi tiết
Zhun ngu văn
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Nhung
Xem chi tiết